0

Mặc dù đại dịch đang khiến xuất khẩu tôm trì trệ, ít nhất 6 nhà máy chế biến tôm mới đi vào hoạt động trong năm 2020 tại Việt Nam. Việt Nam đang có một nền sản xuất nông sản – thực phẩm rất bền bỉ và là nền sinh kế mạnh mẽ, giúp nền kinh tế khôi phục nhanh sau những chao đảo gây ra bởi đại dịch virus corona, nhờ những khoản đầu tư lớn vào ngành tôm, thịt lợn và gia cầm.

Trong khi ngành nông sản – thực phẩm tại các nước Đông Nam Á vẫn khá bền bỉ trước đại dịch, những tác động dai dẳng của dịch bệnh khiến triển vọng của ngành này khá trái chiều – Indonesia ở mức độ rủi ro cao nhất cho quá trình phục hồi, trong khi Philippines và Thái Lan đều cho thấy tính dễ tổn thương rất cao trong khôi phục ngành thực phẩm. Trong khi đó, Việt Nam ở vị thế khá tốt để phục hồi sau khủng hoảng, theo báo cáo của Oxford Economics nghiên cứu theo đặt hàng của nhà vận động hành lang ngành thực phẩm khu vực Food Industry Asia.

Sự phục hồi mạnh là rất quan trọng đối với Việt Nam – khi hơn 50% lao động trên cả nước làm việc trong ngành nông sản – thực phẩm – cao hơn nhiều so với các nước khác được đánh giá trong nghiên cứu này. Năm 2019, ngành nông sản – thực phẩm đóng góp 86 tỷ USD vào nền kinh tế, tương đương 26% tổng GDP. Tất nhiên, với không có ca tử vong do COVID-19 từ tháng 9/2020 và tuần chết chóc nhất chỉ báo cáo 2 ca tử vong với bệnh lý nền, đại dịch COVID-19 tại Việt Nam vẫn khá nhẹ nhàng so với các nước khác. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu sang các nước khác chịu thiệt hại nặng nề và ngành nông sản – thực phẩm liên tục đối mặt với các dịch bệnh nghiêm trọng như dịch tả lợn và dịch cúm gia cầm.

Trong khi các nước khác trong khu vực vẫn đang chật vật tìm cách tránh được tình cảnh tồi tệ nhất của COVID-19, Việt Nam đang hút luồng vốn đầu tư lớn. Ví dụ, một luồng vốn đầu tư mạnh vào chế biến tôm đang diễn r do ngành tôm Việt Nam đang hướng đến vị trí dẫn đầu thế giới. Mặc dù đại dịch khiến hoạt động xuất khẩu tôm trở nên trì trệ hơn, ít nhất 6 nhà máy chế biến mới đã đi vào hoạt động trong năm 2020 với công suất tổng cộng gần 100.000 tấn. Các dấu hiệu tích cực từ các thị trường nhập khẩu đang thúc đẩy luồng đầu tư gần đây vào ngành chế biến thủy sản.

Trong số này, Công ty Thương mại và Thủy sản Thuận Phước đã hoàn thiện nhà máy chế biến tôm An An tại tỉnh Tiền Giang. Với chi phí đầu tư 17,4 triệu USD, công suất chế biến hàng ngày của nhà máy là khoảng 50 tấn tôm thành phẩm và công suất đông lạnh 3.000 tấn. Ngoài ra, nhà sản xuất tôm lớn nhất của Việt Nam là Tập đoàn Thủy sản Minh Phú hồi đầu năm 2021 thông báo sẽ đầu tư 43,5 triệu USD vào 2 nhà máy chế biến tôm lớn tại tỉnh Hậu Giang và Cà Mau trong năm 2021, với công suất tổng cộng lên tới gần 50.000 tấn. Minh Phú dự báo Việt Nam sẽ trở thành nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới trong 25 năm tới và sẽ chiếm 25% thị phần tôm toàn cầu vào năm 2045 nhờ nhu cầu tôm tăng tại EU và thỏa thuận thương mại tự do khu vực CPTPP kết nối các nước trong Thái Bình Dương.

Ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam cũng bật tăng mạnh trở lại sau khi thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn trong 2 năm qua. Mặc dù đại dịch tả lợn vẫn đang càn quét hoạt động chăn nuôi lợn tại Trung Quốc, Philippines và Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi ngành chăn nuôi lợn. Theo Rabobank, Việt Nam đang trên đà khôi phục tốt quy mô chăn nuôi lợn và dự báo sản lượng thịt lợn năm 2021 của Việt Nam sẽ tăng 8 – 12%, đồng thời nhập khẩu giảm. Dẫn thông tin từ Tổng cục Thống kê, Rabobank cho rằng năm 2020, quy mô chăn nuôi lợn của Việt Nam đạt 27,3 triệu đầu con, tăng 20% so với năm 2019 – và tương đương 87% mức trước khi bùng phát dịch tả lợn.

Phân ngành protein động vật quan trọng thứ 3 tại Việt Nam là ngành gia cầm. Thủ tướng hiện yêu cầu tất cả các lực lượng ngành trên toàn quốc chống lại dịch cúm gia cầm đã khiến hơn 100.000 gia cầm bị tiêu thủy từ đầu năm tới nay. Bất chấp diễn biến này, luồng đầu tư vào ngành gia cầm vẫn không thuyên giảm. Nhà sản xuất TACN lớn trên thế giới là De Heus gần đây đã đầu tư vào một tổ hợp sản xuất thịt gà có thể truy xuất toàn diện nguồn gốc, cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu, bao gồm lò cấp công suất 1 triệu gà con nhiều ngày tuổi mỗi tuần, 2 trang trại nuôi gà bố mẹ với công suất 25 triệu trứng hàng năm. Dự án lớn này cũng sẽ bao gồm 250 trang trại chăn nuôi gà thịt với tổng công suất 25 triệu gà thịt hàng năm và một nhà máy chế biến thực phẩm. Đồng thời, Thaifoods sẽ triển khai môt hình kinh doanh theo ngành dọc tại Việt Nam với khoản vốn đầu tư 23 triệu USD vào các trại chăn nuôi gà thịt và một lò ấp quy mô 800.000 gà con mỗi tuần vào năm 2022. Công ty cũng lên kế hoạch đầu tư vào một lò giết mổ và một nhà máy TACN. Nhà sản xuất thịt lợn theo mô hình khép kín là Masan Meatlife cũng lấn sân sang sản xuất gia cầm từ đầu năm 2021 khi thâu tóm 51% cổ phần của nhà sản xuất gia cầm khép kín 3F Viet, với tổng giá trị 26,3 triệu USD để mỗi công ty đều có thể tăng cường công suất ở cả hai mảng sản xuất protein động vật này.

Theo nghiên cứu của Oxford Economics, Việt Nam ghi nhận tăng trưởng ngành nông sản – thực phẩm trong năm 2020 là 4%, trong khi mức tăng trưởng của ngành này tại Indonesia chỉ bằng phân nửa Việt Nam, thậm chí tăng trửng âm tại Thái Lan và Philippines. Nhưng không nước nào có thể yên tâm trong thời điểm hiện nay, khi tình hình thay đổi rất nhanh. “Trong khi chuỗi cung ứng thực phẩm vẫn hoạt động khá mạnh trong năm 2020, các yếu tố mới và không thể dự báo của virus corona có thể có những tác động khác nhau lên hoạt động logistics và giá trong những tháng sắp tới”, báo cáo cho biết. “Ngành này cũng được bảo vệ nhờ nhu cầu thực phẩm và đồ uống là thiết yếu”.

Theo Food Navigator Asia

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc