Bộ Công nghiệp Thái Lan đã yêu cầu Văn phòng Kinh tế Công nghiệp hoàn tất soạn thảo các gói kích thích đầu tư trong vòng 2 tuần để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển từ Trung Quốc sang Thái Lan.

Bộ trưởng Công nghiệp Thái Lan Suriya Jungrungreangkit cho biết cơ quan này đã gặp gỡ với một công ty Thái Lan đang đầu tư tại Việt Nam là tập đoàn CP Việt Nam để tìm hiểu cách Việt Nam đang thu hút đầu tư và kinh doanh mạnh hơn Thái Lan rất nhiều kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc bắt đầu.

Chính phủ Thái Lan đang tìm các giải pháp khuyến khích tốt nhất nhằm thu hút các công ty đang chạy trốn khỏi các chính sách thuế của Mỹ và Thái Lan hiện đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Việt Nam. “Chính phủ Thái Lan không nghĩ rằng Việt Nam là một đối thủ về đầu tư kinh tế và không lo ngại khả năng Thái Lan mất đi vị thế trong ASEAN về khía cạnh đầu tư vào tay Việt Nam”. Chính phủ Thái Lan kỳ vọng Thái Lan và Việt Nam có thể là đối tác kinh tế để phát triển và thu hút đầu tư vào ASEAN bằng cách tập trung vào làn sóng các doanh nghiệp đang dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc để thoát khỏi vòng kìm tỏa của cuộc chiến thương mại. “Cuộc chiến thương mại này là cơ hội cho tất cả các nước ASEAN hợp tác và đón chào các nhà đầu tư”.

Việt Nam có tăng trưởng kinh tế bùng nổ, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp nhờ nhân công giá rẻ, dồi dào, miễn phí thuê bất động sản công nghiệp và dân số lớn 95 triệu người. Thái Lan, Việt Nam và Indonesia là các điểm đến đầu tư chính tại ASEAN đối với các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm mở rộng các cơ hội đầu tư trong khu vực. Ông Suriya cho biết các gói khuyến khích dịch chuyển là một giải pháp cấp thiết để kích thích tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn vào thời điểm tăng trưởng kinh tế Thái Lan đang chậm lại, gần như bước vào phạm vi suy thoái.

Giải pháp ngắn hạn

Chính phủ Thái Lan muốn triển khai các gói kích thích chuyển dịch đầu tư để mời các nhà đầu tư tới Thái Lan trong thời gian ngắn, buộc họ phải ra quyết định nhanh về việc đặt chân vào Thái Lan. “Các gói giải pháp này không nên kéo dài quá 1 năm cho các hoạt động đầu tư nước ngoài và các cơ quan chính phủ, các tổ chức liên quan nên nới lỏng các quy định hoặc luật để hỗ trợ quyết định đầu tư nhanh bằng cách giảm gánh nặng đầu tư cho các doanh nghiệp quan tâm tới Thái Lan”.

Các gói kích thích đầu tư này cần mang đến một quy trình thiết thực cho các nhà đầu tư quyết định rời bỏ Trung Quốc và thiết lập cơ sở sản xuất hoặc các hoạt động kinh doanh khác tại Thái Lan, đặc biệt là trước khi có những thay đổi diễn ra và Trung Quốc quay trở lại trở thành một điểm đầu tư an toàn.

Bộ Công nghiệp cho biết chính phủ Thái Lan kỳ vọng các công ty quy mô lớn muốn rời bỏ Trung Quốc sẽ mang theo các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ (SMEs) đến Thái Lan và ASEAN. Chính phủ Thái Lan lên kế hoạch xây dựng một tổ hơp cơ sở hạ tầng công nghiệp cho SME, chỉ nhằm phục vụ SMEs bởi một số công ty không thể đủ khả năng tài chính trang trải đầu tư một phần lớn ngân sách cho một khu vực mới. “Bộ Công nghiệp đang yêu cầu Cơ quan Bất động sản Công nghiệp Thái Lan (IEAT) tiến hành nghiên cứu tiền khả thi về mô hình bất động sản công nghiệp mới để phục vụ và hỗ trợ SMEs, bao gồm cả SMEs Thái Lan và nước ngoài”.

Chốt các thỏa thuận FTAs mới

Ông Suriya cho rằng Thái Lan nên tăng tốc các cuộc đàm phán các thỏa thuận thương mại tự do (FTAs) để hỗ trợ nền kinh tế trong dài hạn. Ngành công nghiệp của Thái Lan đang đối mặt với nhiều thách thức và cần có thêm các cơ chế kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nội địa với tốc độ vượt các nước láng giềng. “Nhóm các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam có lợi thế so với Thái Lan do ký thỏa thuận thương mại tự do với một số nền kinh tế để hỗ trợ nền kinh tế và công nghiệp”.

FTA giữa Thái Lan và EU được cho là sẽ mang lại lợi thế lớn cho nền kinh tế, cho phép nền kinh tế Thái Lan và các doanh nghiệp mở rộng vào các thị trường mới. Vòng đàm phán cuối cùng với EU sau đó đã bị đình trệ từ năm 2014, khi chính phủ quân sự lên nắm quyền, do EU chỉ tiến hành đàm phán thương mại với các chính phủ được bầu cử dân chủ.

Kêu gọi đổi mới

Chính phủ Thái Lan đang thúc đẩy 12 ngành công nghiệp mục tiêu sử dụng công nghệ số để thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ hiện đại và đổi mới. Các ngành này cần có một lực lượng lao động kỹ thuật cao. “Các doanh nghiệp công nghiệp Thái Lan nên điều chỉnh sang công nghệ mới nhưng khi so sánh công nghiệp Thái Lan với các nước láng giềng, Thái Lan không thể cạnh tranh vì thiếu lao động và lương cao”.

12 ngành công nghiệp được ưu tiên bao gồm ô tô thế hệ mới, điện tử thông minh, nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ sinh học, hàng không và logistics, y học và chăm sóc sức khỏe toàn diện, nhiên liệu sinh học và hóa chất sinh học, chế biến thực phẩm, du lịch chữa bệnh và du lịch giá rị cao, tự động hóa và robotics, công nghệ số, công nghệ quốc phòng và công nghệ giáo dục.

Theo Bangkok Post
Admin

Tổng quan ngành chế biến gỗ Việt Nam – Phần 1: Sơ lược ngành

Bài trước

Việt Nam xem xét lại chiến lược thương mại điện tử để thúc đẩy xuất khẩu nông sản 

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư