Sản xuất chăn nuôi gia cầm Việt Nam tăng 30%. Việt Nam lo ngại thịt lợn Mỹ tràn vào. Bản đồ chăn nuôi Việt Nam tái định hình. Châu Á thiệt hại gần 5 triệu con lợn do ASF. Nhu cầu của Trung Quốc đẩy giá lợn Việt Nam tăng. ASEAN hoàn tất các tiêu chuẩn chăn nuôi và thú y vật nuôi.

Sản xuất chăn nuôi gia cầm Việt Nam tăng 30%

Sản xuất chăn nuôi gia cầm tại Việt Nam tăng 30% để bù đắp suy giảm nguồn cung thịt lợn do dịch tả lợn. Ông Nguyễn Quốc Trung, giám đốc 3F Việt, một nhà sản xuất gà thịt lớn, cho biết nguồn cung thịt lợn theo báo cáo đã giảm 15%, tương đương khoảng 250.000 tấn. Sản xuất gà thịt lông trắng tăng tới 90.000 tấn; gà thịt lông màu tăng 94.000 tấn, trong khi sản lượng thịt vịt cũng tăng.

Việt Nam lo ngại thịt lợn Mỹ tràn vào

Việt Nam lo ngại thịt lợn Mỹ tràn vào thị trường nội địa sau khi Trung Quốc hủy đơn hàng lên tới 14.700 tấn thịt lợn nhập khẩu từ Mỹ. Các lãnh đạo ngành lo ngại thịt lợn Mỹ tràn vào sẽ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất nội địa và làm giảm giá thịt lợn nội địa. Mặt khác, người tiêu dùng sẽ có thêm lựa cọn khi nguồn cung thịt lợn nội địa suy giảm do dịch tả lợn.

Bản đồ chăn nuôi Việt Nam tái định hình

Sự phân chia ranh giới khu vực sản xuất chăn nuôi tại Việt Nam đang dịch chuyển trên phạm vi cả nước. Theo Asian Agribiz, miền bắc chủ yếu nuôi vịt thịt và chăn nuôi bò gia súc, trong khi miền trung nghiêng về nuôi gà thịt. Vịt, vừa cho trứng vừa cho thịt, chủ yếu tập trung tại miền Nam. Bộ NNPTNT nhấn mạnh sản lượng protein thay thế đã tăng 15% trong 6 tháng đầu năm 2019; trong đó, sản lượng gà thịt tăng 14% lên 1,25 triệu tấn, sản xuất trứng tăng 12% lên khoảng hơn 13 tỷ quả, trong khi sản xuất thịt bò tăng khoảng 7%.

Châu Á thiệt hại gần 5 triệu con lợn do ASF

Một năm sau khi ổ dịch tả lợn đầu tiên được báo cáo tại Trung Quốc, ASF tiếp tục quét qua toàn châu Á. Cho tới nay, khu vực này đã thiệt hại tới gần 5 triệu con lợn, dẫn đến thiệt hại kinh tế rất lớn trong nành chăn nuôi lợn, theo FAO cho hay. Thú y trưởng của FAO Juan Lubroth đã kêu gọi các nước có rủi ro ASF triển khai kiểm soát biên giới và an toàn sinh học chặt chẽ để ngăn ngừa virus này. Ông nhấn mạnh rằng các nước chịu tác động mạnh có thể cần nhiều năm để phục hồi các tác động kinh tế xã hội”.

Nhu cầu của Trung Quốc đẩy giá lợn Việt Nam tăng

Giá lợn sống tại miền nam Việt Nam tăng 0,22 USD/kg lên 1,33 USD/kg. Thương lái bắt đầu thu mua lợn từ các hộ chăn nuôi. Lợn sống, lợn xẻ thịt được thu mua để xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường bộ. Giá tăng một phần do nguồn cung thấp. Bên cạnh đó, các tintức cho hay Trung Quốc quyết định hủy nhập khẩu thịt lợn Mỹ cũng khiến nhu cầu các nguồn cung thịt lợn thay thế tăng mạnh.

ASEAN hoàn tất các tiêu chuẩn chăn nuôi và thú y vật nuôi

Nhóm công tác ASEAN về chăn nuôi đã hoàn tất 8 văn bản về các tiêu chuẩn chăn nuôi và thú y vật nuôi. Theo chủ tịch nhóm công tác Fadjar Sumping Tjatur Rasa,  các văn bản này bao gồm hướng dẫn an toàn sinh học cho chăn nuôi lợn thương phẩm, các tiêu chuẩn GMP về thuốc thú y, các chiến lược ngăn ngừa và kiểm soát dịch tả lợn thông thường, các hướng dẫn về vắc xin và thực hành chăn nuôi tốt cho cừu và dê, bò sữa, bò thịt, trâu và vịt. Nhóm công tác hiện đang hoàn thiện hướng dẫn an toàn sinh học cho chăn nuôi động vật nhai lại thương phẩm.

Theo  Asian Agribiz
Admin

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 10/2

Bài trước

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 4/10

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt