Đầu tư

Quốc gia nào có thể được hưởng lợi từ sự dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc?

  • Bất ổn xuất phát từ cuộc chiến thương mại Trung Quốc – Mỹ có thể sẽ đẩy mạnh chuyển dịch sản xuất nước ngoài ra khỏi Trung Quốc
  • Chỉ số “Where Will They Go” của Rabobank (WWTG) chỉ ra rằng Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Đài Loan và Ấn Độ là những quốc gia được hưởng lợi từ các hoạt động chuyển dịch sản xuất
  • Có lẽ sẽ không có bất kỳ quốc gia nào thắng lớn vì Trump có thể sẽ chú ý đến các quốc gia đạt được nhiều lợi ích nhất từ sự dịch chuyển
  • Thay vào đó, các lợi ích có thể sẽ lan tỏa khắp khu vực Đông Nam Á, trong một số ngành công nghiệp cụ thể, chẳng hạn như công nghiệp bán dẫn ở Malaysia hoặc ngành công nghiệp tự động ở Thái Lan
  • Đối với Trung Quốc, sự dịch chuyển này sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế trong ngắn hạn, như sự sụt giảm về việc làm. Trong trung và dài hạn, việc giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ có thể làm chậm tốc độ áp dụng tiến bộ công nghệ và do đó, tăng trưởng kinh tế chậm hơn.
  • Các công ty Hà Lan tại Trung Quốc có thể sẽ không di chuyển hàng loạt bởi các hoạt động sản xuất của họ phục vụ chủ yếu cho thị trường nội địa Trung Quốc (68%).
  • Tuy nhiên, một bộ phận các công ty Hà Lan chỉ coi Trung Quốc như là trung tâm sản xuất để phục vụ người tiêu dùng Mỹ (24%). Các công ty này có lẽ sẽ dịch chuyển một phần công suất sản xuất của họ tới Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Đài Loan và Ấn Độ.

Bất ổn do chiến tranh thương mại đang tạo ra những rào cản lớn

Thương mại Trung Quốc – Mỹ đang ngày càng căng thẳng sau khi Mỹ vừa đưa ra quyết định tăng thêm 10% thuế cho gói hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc với trị giá 300 tỷ USD và Trung Quốc đáp trả lại bằng hành động giảm giá đồng nhân dân tệ so với đồng đô la (Giesbergen et. al, 2019). Thị trường tài chính cho thấy rằng sớm hay muộn, bất kỳ cuộc đàm phán nào giữa Mỹ và Trung Quốc cũng sẽ bị phá vỡ như nhiều cuộc tranh luận trước đây (here and here) .   Trong khi đó, các nhà sản xuất và nhà đầu tư đã mất lòng tin từ lâu, và ngày càng nhiều công ty quốc tế bắt đầu đổi tuyến thương mại nhập khẩu (trung gian) từ Trung Quốc sang Đông Nam Á (đặc biệt là Việt Nam).

Trong dài hạn, hiệu ứng mạnh hơn có thể là sự chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á khác. Có nhiều bằng chứng (mặc dù chưa xác thực) là các công ty nước ngoài ở Trung Quốc bắt đầu di chuyển, hoặc đang suy nghĩ về việc di chuyển sản xuất tới các địa điểm khác, ví dụ Harley Davidson, Nintendo và Apple (thông qua các nhà cung cấp như Foxxconn và Goertek). Việt Nam được coi như là một quốc gia hưởng lợi chính từ việc thay đổi trong hoạt động đầu tư của các hãng từ Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam quá nhỏ để có thể hấp thụ toàn bộ nhu cầu đầu tư dịch chuyển từ Trung Quốc và một câu hỏi rằng “Các công ty này sẽ đi đâu?”

Trong phần đặc biệt này, Rabobank trả lời câu hỏi bằng cách xem xét các nước trong khu vực Châu Á có giỏ hàng hóa xuất khẩu tương tự Trung Quốc, lao động giá rẻ và môi trường đầu tư hấp dẫn. Rabobank sử dụng các số liệu này để phát triển chỉ số “Where Will They Go” (WWGT). Rabobank thấy rằng cùng với Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan và Ấn Độ có khả năng hấp thụ nhu cầu đầu tư dịch chuyển từ Trung Quốc. Mexico cũng có thể sẽ hấp thụ được một phần, nhưng phần lớn các hoạt động này chủ yếu sẽ bao gồm các công ty gần như chỉ phục vụ thị trường Mỹ.  Các công ty khác có thể sẽ cố gắng để di chuyển đến các khu vực gần Trung Quốc để có thể tiếp tục phục vụ thị trường Trung Quốc và khách hàng châu Á khác. Rabobank không chắc chắn về hiệu ứng chung, tích cực đối với những quốc gia hấp thụ năng lực sản xuất dịch chuyển từ Trung Quốc.

Dự đoán là sẽ không có một quốc gia nào có thể hấp thụ toàn bộ hoạt động dịch chuyển sản xuất này. Có điều rằng nếu bất kỳ một quốc gia nào (thậm chí là một phần) thay thế được sản xuất của Trung Quốc, Tổng thống Trump sẽ có thể trừng phạt thuế quan đối với quốc gia đó cũng như hạn chế sự dịch chuyển này. Lý do là vì Trump xem thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với các quốc gia như là một dấu hiệu của thương mại không công bằng và ông thà để các công ty Mỹ chuyển về đầu tư sản xuất trong nước và tạo việc làm cho công dân Mỹ. Đây cũng là lý do gần đây Trump đã nhắm mục tiêu đến Việt Nam và Ấn Độ.

Thứ hai, sự gia tăng đầu tư và nhu cầu lao động tại các quốc gia tiếp nhận dịch chuyển tiềm năng có thể dễ dàng xóa bỏ chênh lệch chi phí hiện tại với Trung Quốc. Điều này có thể xảy ra với Việt Nam trong vài năm tới. Hơn nữa, nhiều quốc gia này sẽ phải chịu đựng từ việc sụt giảm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, cùng với sự suy giảm về quan hệ giao thương, tăng trưởng toàn cầu, thương mại thế giới và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu có thể làm lu mờ hiệu quả đầu tư tăng.

Các công ty quốc tế thực sự sẽ ra khỏi Trung Quốc?

Có nhiều bằng chứng giai thoại cho thấy các công ty quốc tế đã thực sự rời khỏi Trung Quốc hoặc đang có kế hoạch thực hiện (Bảng 1: The Economist, Bloomberg [hereherehere], Nikkei Asia ReviewWall Street Journal và the American Chamber of Commerce [20182019] và Hình 1). Tuy nhiên, một phần của xu hướng này đã diễn ra trước căng thẳng thương mại Trung Quốc – Mỹ và chủ yếu được thúc đẩy bởi sự gia tăng nhanh chóng của tiền lương trong lĩnh vực sản xuất tại Trung Quốc trong những năm trước đây. Tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đã giảm liên tục trong vòng 10 năm trở lại đây (Bảng 2), trong khi, tiền lương trong lĩnh vực sản xuất tại Trung Quốc tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ (Hình 3). Thực tế, tăng lương được xem như thách thức chính trong việc đầu tư kinh doanh ở khu vực Châu Á với 66% công ty Nhật Bản lựa chọn trong cuộc khảo sát năm 2018 của Tổ chức ngoại thương Nhật Bản (JETRO). Vì vậy, dịch chuyển công suất sản xuất từ Trung Quốc là một xu hướng sẽ được thúc đẩy bởi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc thay vì nó là nguyên nhân dẫn tới vấn đề này.

Bảng 1: Các phương tiện truyền thông đang đề cập đến các công ty đã di chuyển hoặc sẽ rời khỏi Trung Quốc

Nguồn: The Economist, Bloomberg, Nikkei Asia Review, Wall Street Journal

Hình 1: Các doanh nghiệp Mỹ dịch chuyển một phần năng lực sản xuất ra khỏi Trung Quốc

Nguồn: American Chamber of Commerce

Ngoài ra, phần lớn các công ty quốc tế vẫn tiếp tục hoạt động tại Trung Quốc với động lực chính là tiếp cận được thị trường tiêu dùng lớn của Trung Quốc mặc dù chi phí sản xuất không rẻ. Các công ty coi Trung Quốc như trung tâm sản xuất phục vụ các thị trường khác nhau, có nhiều khả năng sẽ di dời các hoạt động này.

Bảng 2: Tăng trưởng FDI vào Trung Quốc giảm

Nguồn: UNCTAD

Bảng 3:….phần nào do lương công nhân sản xuất tăng nhanh

Nguồn: China National Bureau of Statistics

Tuy nhiên, dữ liệu cứng không cho thấy sự sụt giảm FDI từ Mỹ vào Trung Quốc. Thực tế, dữ liệu từ Cục phân tích kinh tế Mỹ cho thấy giữa năm 2017 và 2018, tổng vốn FDI của Mỹ đầu tư vào Trung Quốc tăng 8% (từ 108 tỷ lên 117 tỷ USD), trong khi FDI Mỹ chỉ tăng nhẹ tại các nước Châu Á như Đài Loan (3%) và Ấn Độ (3%) trong cùng giai đoạn. Tuy nhiên, điều quan trọng là năm 2018, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc chỉ vừa bắt đầu, trong khi, sự thay đổi lớn trong dòng vốn FDI sẽ chỉ thể hiện rõ ràng với độ trễ thời gian nhất định

Bảng 4: Mối tương quan giữa dòng vốn FDI và đầu tư theo danh mục sang Trung Quốc đã bị phá vỡ

Nguồn: IIF Capital Flows Database and Macrobond

Viễn cảnh tương lai về vấn đề đầu tư tại Trung Quốc, người ta có thể nhìn vào dòng vốn đầu tư của những người dân không thường trú tại Trung Quốc (việc mua và bán cổ phiếu và trái phiếu của những người dân không sinh sống tại Trung Quốc). Dòng vốn đầu tư như vậy có thể đưa ra gợi ý về dòng vốn FDI trong tương lai của Trung Quốc. Tuy nhiên, những năm gần đây, mối tương quan lịch sử giữa dòng vốn FDI và dòng vốn đầu tư của người dân không cư trú tại Trung Quốc đã giảm (0,64%) (Hình 4). Nguyên nhân là dòng vốn đầu tư được thúc đẩy bởi các yếu tố ngắn hạn như tâm lý của nhà đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận. Như vậy, dòng vốn đầu tư theo danh mục vào Trung Quốc năm 2018 thực sự đã đạt đỉnh trong khi dòng vốn FDI chững lại. Nói chung, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu những tổn thất nhất định nhưng sẽ đến trễ muộn nhưng rất lớn.

Cách Rabobank tính toán để biết các công ty sẽ đi đâu?

Rabobank có một cách tiếp cận hướng tới để đánh giá quốc gia nào có thể hưởng lợi từ các công ty quốc tế chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Các công ty này có thể chuyển đến các quốc gia có:

  • Giỏ hàng hóa xuất khẩu tương tự như Trung Quốc
  • Mức lương trong lĩnh vực sản xuất là tương tự hoặc thấp hơn Trung Quốc;
  • Môi trường đầu tư dài hạn hấp dẫn, dễ dàng thực hiện kinh doanh
  • Thể chế

Dĩ nhiên, yếu tố như chi phí vận chuyển cũng là vấn đề, đó là lý do Việt Nam trở thành điểm đến yêu thích của các nhà đầu tư (có chung đường biên giới với Trung Quốc ở phía Bắc). Tuy nhiên, chi phí vận chuyển chỉ là một phần nhỏ trong chi phí giao dịch so với truyền thông và để đơn giản hóa trong phân tích này, Rabobank chọn bỏ qua chi phí vận chuyển trong khu vực Đông Nam Á. Ví dụ, nếu xem xét toàn bộ các thị trường mới nổi, Mexico có thể là một lựa chọn khá thú vị với một vài công ty. Phân tích này cũng bỏ qua các yếu tố như biến động tiền tệ và quy mô thị trường (GDP). Điều thứ hai quan trọng nhất đối với các công ty là tìm cách khai thác thị trường tiêu dùng hơn là tìm kiếm các quốc gia có chi phí sản xuất thấp hơn. Nếu xem xét đến yếu tố quy mô thị trường, điểm số của Ấn Độ sẽ cao hơn.

Bảng 5: Việt Nam và Thái Lan có giỏ hàng hóa xuất khẩu tương tự sang Trung Quốc

Nguồn: Trademap, tính toán của Rabobank

Đối với yếu tố (i) Rabobank sử dụng chỉ số tương tự xuất khẩu của Finger và Kreinin (1979). Chỉ số này đo lường sự chồng chéo trong giỏ hàng hóa hóa xuất khẩu của hai quốc gia, do đó đo lường được khả năng cạnh tranh xuất khẩu của họ. Chỉ số này nằm trong khoảng từ 0% đến 100%, trong đó tỷ lệ cao hơn cho thấy mức tương tự xuất khẩu cao hơn. Điểm số 100% ở đây có nghĩa là quốc gia này có cùng giỏ hàng hóa xuất khẩu với quốc gia đang được so sánh. Bảng 5 chỉ ra rằng giỏ hàng hóa xuất khẩu tại khu vực (Đông Nam) Châu Á gồm Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản là tương tự giỏ hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc, trong khi các nước Mông Cỏ, Băng-la-đét, Mi-an-ma và Pakistan là ít tương đồng hơn. Vì các nước Pakistan và Băng-la-đét chuyên sản xuất hàng dệt may, trong khi Trung Quốc chuyên về lắp ráp các sản phẩm điện tử. Mặt khác, xuất khẩu tại các quốc gia này vẫn có thể tăng trưởng nếu một phần xuất khẩu của Trung Quốc được thay thế bởi các quốc gia này do quy mô lớn trong giỏ hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc[1].

Đối với yếu tố (ii) Rabobank sử dụng tiền lương trong lĩnh vực sản xuất [2] dựa theo lý thuyết (Yin et. al., 2014) và bằng chứng dự trên khảo sát (JETRO 2018) cho thấy tiền lương trong lĩnh vực sản xuất là một yếu tố quan trọng đối với các công ty khi cân nhắc chuyển sản xuất sang một nước khác.

Đối với yếu tố (iii) và (iv), Rabobank sử dụng chỉ số thuận lợi kinh doanh của và chỉ số quản trị của WorldBank, đều là các biện pháp được sử dụng rộng rãi để đánh giá môi trường đầu tư và chất lượng thể chế của một quốc gia trong lĩnh vực tham những, sự ổn định về chính trị và quyền sở hữu. Cả hai đều được coi là những chỉ số tốt để đánh giá mức độ hấp dẫn của FDI ((e.g. Ali et al., 2010 and World Bank, 2013).

Họ sẽ đi đâu? (WWTG)

Kết hợp 4 yếu tố với nhau, Rabobank đã xác định được chỉ số WWTG. Chỉ số này đã chứng thực vì sao Việt Nam là một điểm đến được yêu thích để các nhà đầu tư chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Giỏ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tương tự với Trung Quốc (vì vậy nước này chuyên sản xuất các sản phẩm tương tự Trung Quốc), trong khi tiền lương trong lĩnh vực sản xuất thấp hơn 64% so với Trung Quốc (Hình 6). Việt Nam không đạt được điểm cao về chất lượng thể chế (ví dụ, phản ánh sự thiếu hệ thống dân chủ), mặc dù Việt Nam ổn định về chính trị và môi trường đầu tư tốt (Bảng 7). Cuối cùng, Việt Nam đã ký kết khoảng 17 Hiệp định thương mại tự do với một số quốc gia.

Hình 6: Tiền lương thấp nhất tại Mông Cổ, Băng-la-đét và Srilanka…

 

Nguồn: Khảo sát 2018 JETRO

 Hình 7:… nhưng kinh doanh tại Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan dễ dàng hơn nhiều

Nguồn: Macrobond, World Bank

Bảng 2: Dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sẽ đi đâu?

Nguồn: Macrobond, Word Bank, khảo sát 2018 JETRO, tính toán của Rabobank

Thái Lan, Malaysia, Đài Loan và Ấn Độ cũng  có khả năng là đối thủ trong việc dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc (Bảng 2) [4]. Thái Lan đứng đầu danh sách quốc gia có giỏ hàng hóa xuất khẩu tương tự như Trung Quốc và tiền lượng trong lĩnh vực sản xuất thấp hơn 25% so với Trung Quốc và nước này có chính sách thân thiện với nhà đầu tư. Chính Thái Lan cũng cảnh báo về sự bất ổn trong chính trị tại đây, ngay cả sau các cuộc bầu cử gần đây (dẫn tới sự không chắc chắn về chính sách). Một lần nữa, cần lưu ý rằng chúng tôi chỉ tập trung vào khu vực Đông Nam Á vì gần Trung Quốc và đã loại trừ yếu tố quy mô thị trường. Ngoài khu vực Châu Á, Mexico cũng có khả năng là đối thủ trong việc thu hút FDI (giỏ hàng hóa xuất khẩu tương tự Trung Quốc). Ấn Độ cũng có thể có vị trí cao hơn trong danh sách nếu xem xét đến yếu tố quy mô thị trường.

Ai sẽ được lợi nhiều nhất?

Không có quốc gia nào gặt hái được lợi ích đáng kể từ việc tăng cường dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc bởi căng thẳng thương mại gia tăng.

Có điều, Tổng thống Trump có thể sẽ can thiệp vào bằng cách trừng phạt thuế đối với các quốc gia có khả năng đạt được nhiều lợi ích nhất từ sự chuyển dịch này, vì thặng dư thương mại mà các quốc gia này sẽ tăng với Mỹ và có thể nhảy vọt lên trong một thời gian ngắn. Đối với chính quyền Trump, những thâm hụt này cho thấy rằng các quốc gia này đã không trung thực trong thương mại, sử dụng các biện pháp thương mại đối với Mỹ, đó như một lời buộc tội của Trump đối với Trung Quốc trong một vài trường hợp. Hơn nữa, Trump có thể thực hiện các biện pháp bảo hộ bổ sung để thuyết phục các công ty rời khỏi Trung Quốc (một phần) trở về đầu tư sản xuất tại Mỹ.  Trump cũng đã đe dọa Việt Nam bằng thuế quan và gọi đó là “kẻ lạm dụng tồi tệ nhất trong tất cả”. Điều tương tự cũng được áp dụng với Ấn Độ. Trump đã tước bỏ vị thế của Ấn Độ như là một đất nước đang phát triển thương mại với Mỹ bằng việc áp dụng thuế quan, giá trị xuất khẩu từ Ấn Độ sang Mỹ đạt khoảng 6 tỷ USD.

Các công ty quốc tế có thể sẽ lường trước được việc Trump đánh thuế và thực hiện chiến lược đa dạng hóa các nhà máy sản xuất của họ tại nhiều quốc gia khác nhau. Điều này tương tự như chiến lược sản xuất “China plus one”, một vài công ty quốc tế hiện tại đang theo đuổi, có ý thức đặt một số nhà máy sản xuất của họ ngoài Trung Quốc để đa dạng hóa, giảm thiểu rủi ro.

Thứ hai, đầu tư tăng mạnh ở các nước Đông Nam Á sẽ tạo áp lực lên giá bất động sản và tiền lương tại các quốc gia này và sẽ làm giảm chi phí chênh lệch với Trung Quốc. Với Việt Nam, một vài áp lực đã được công bố trên các phương tiện truyền thông.

Thứ ba, với một số nước khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của họ. Trung Quốc chiếm khoảng hơn 10% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan. Ảnh hưởng tiêu cực của chiến tranh thương mại Trung Quốc – Mỹ lên tăng trưởng GDP của Trung Quốc, thương mại thế giới và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu có thể sẽ vượt xa lợi ích của các khoản đầu tư tăng (sẽ tốn thời gian để thực hiện hóa hoàn toàn).

Cuối cùng, những lợi ích từ dịch chuyển các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc đến các các nước Đông Nam Á có thể sẽ được lan tỏa. Các ngành cụ thể tại các quốc gia có thể nắm bắt được cơ hội này, ví dụ như ngành bán dẫn tại Malaysia, ngành tự động hóa tại Thái Lan (có thể lý giải vì sao Harley Davidson đã di chuyển nhà máy sản xuất sang Thái Lan). Các nước như Băng – la -đét, Pakistan và Sri-Lanka cũng có thể có cơ hội, mặc dù chủ yếu là từ nhu cầu xuất khẩu tăng đối với hàng dệt may thay vì thu hút FDI.

Điều này có ý nghĩa gì đối với Trung Quốc?

Trong ngắn hạn, sự dịch chuyển các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc có thể sẽ làm tăng thất nghiệp cũng như giảm việc làm tại đây. Như một ví dụ điển hình, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc đã làm giảm khoảng 2 triệu việc làm trong ngành công nghiệp của Trung Quốc.

Trong trung và dài hạn, có thể có tác động tiêu cực lớn đến năng suất (Erken et al., 2018). Trớ trêu thay, nếu Trung Quốc muốn đẩy mạnh chuỗi giá trị và sản xuất hàng hóa công nghệ cao hơn (đã liên tục được chỉ ra), thì cần có vốn FDI và mở rộng thương mại hơn nữa. Đây chính xác là hai lợi ích mà Trung Quốc đã đánh mất trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Một lượng lớn các tài liệu kinh tế cho thấy FDI và thương mại có sức lan tỏa tri thức tới nước ngoài lớn, ảnh hưởng tới tăng trưởng tiềm năng. Ví dụ, kiến thức quốc tế phát triển ở nước ngoài được hấp thụ một cách hiệu quả vào năng suất của một quốc gia nếu quốc gia đó cởi mở hơn trong thương mại quốc tế (Coe and Helpman, 1995) hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài (Branstetter, 2006). Hơn nữa, sự mở cửa đối với thương mại quốc tế tăng cường khả năng cạnh tranh thị trường, điều này kích thích các công ty giảm sự không hiệu quả và nỗ lực tăng cường đổi mới (Special The US-China trade War in the rerun). Nói chung,  sự sụt giảm trong tăng trưởng năng suất sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Trung Quốc, vốn ngày càng phụ thuộc vào đổi mới công nghệ thay vì tăng trưởng lực lượng lao động. Cuối cùng, chuỗi giá trị toàn cầu với sự tham gia của Trung Quốc sẽ sớm bị phá vỡ.

Theo Rabobank

Người dịch: Thu Hà
Admin

Google ký thỏa thuận mua tín dụng loại bỏ carbon từ các trang trại ở Ấn Độ

Bài trước

Việt Nam xem xét lại chiến lược thương mại điện tử để thúc đẩy xuất khẩu nông sản 

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư