Giá cá tra, tôm thẻ tại Việt Nam phục hồi
Giá cá tra và tôm thẻ tại Việt Nam đang tăng trở lại trong những ngày đầu tháng 8, sau khi liên tục suy giảm trong những tháng trước đó.
CTCP Nam Việt (Navico) trong một thông báo công bố ngày 7/8 cho biết giá cá tra nguyên liệu đã tăng trở lại mức 22.000 đồng/kg (0,95 USD/kg) vào những ngày đầu tháng 8, từ mức 19.500 đồng/kg (0,84 USD/kg) hồi tháng 7. Navico dự báo giá cá tra nguyên liệu sẽ tăng dần về cuối năm. Giá xuất khẩu cá tra cũng tăng lên trong tháng 8 so với những tháng trước đó. Giá trị xuất khẩu của Navico tăng 25,4% lên 11,8 triệu USD. “Hiện tất cả các đơn hàng tháng 8 – 9/2019 đã lấp đầy công suất hoạt động các nhà máy của chúng tôi. Dự kiến sản lượng sản xuất sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới”, công ty thông báo.
Dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản (VASEP) và Cục Xuát nhập khẩu thuộc Bộ Công thương đều cho thấy giá cá tra đang phục hồi nhưng ở biên độ hẹp. VASEP cũng cho biết giá cá tra nguyên liệu tại ao ở tỉnh Đồng Nám trong tuần kết thúc vào ngày 8/8 vào khoảng 21.000 đồng/kg đối với cá cỡ nhỏ khoảng 0,7 – 0,8kg, cao hơn 2,4% so với mức giá 20.500 đồng/kg trong tuần kết thúc vào ngày 1/8.
Giá cá tra nguyên liệu bắt đầu tăng lên từ cuối tháng 7. Mức giá tại tỉnh An Giang vào tuần kết thúc ngày 25/7 ở mức khoảng 20.580 đồng/kg (0,89 USD/kg), cao hơn mức 20.300 đồng/kg (0,87 USD/kg) ghi nhận vào tuần trước đó, theo dữ liệu từ Cục Xuất nhập khẩu ngày 31/7. Báo chí địa phương đưa tin vào đầu tháng 7 tại tỉnh An Giang, Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ, các nhà máy chế biến trả mức giá 19.000 – 20.000 đồng/kg (0,82 – 0,86 USD/kg) cho cá tra nguyên liệu – mức thấp nhất trong vòng 10 năm. Nông dân thua lỗ khoảng 5.000 đồng/kg ở mức giá này.
Kể từ đầu tháng 8, giá tôm thẻ tại ĐBSCL tăng 3 – 5% so với tháng 7, theo ông Lê Văn Quang, chủ tịch kiêm CEO Minh Phú – công ty sản xuất và xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam, cho hay. Nhiều nông dân tại ĐBSCL đã tiết giảm sản xuất để tránh rủi ro vào mùa mưa – bắt đầu vào đầu tháng 5. Hệ quả là sản lượng tôm thẻ vào tháng 8 – 9 tại khu vực này dự báo giảm khoảng 30% so với tháng 7. Trong khi đó, nhu cầu nguyên liệu thô của các nhà máy chế biến lại đang tăng để hoàn thành các đơn hàng đã ký từ những tháng trước đó, ông Quang cho hay. Giá tôm thẻ diễn biến ổn định trong tháng 7.
Trung tâm Thông tin Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết giá tôm thẻ nguyên liệu trong tháng 7 gần như tương đương so với hồi giữa tháng 6, đồng thời xác nhận nhiều nông dân giảm nuôi do điều kiện thời tiết bất lợi trong tháng 7. Trong tháng 7/2019, sản lượng tôm thẻ của Việt Nam ước đạt 55.600 tấn, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, sản lượng tôm thẻ tại Cà May là 7.200 tấn (-4%), Trà Vinh là 6.800 tấn (-39,7%), và Kiên Giang là 2.900 tấn (-0,9%) so với tháng 6.
Hồi cuối tháng 7, VASEP dự báo xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ tăng nhờ tác động tích cực của các thỏa thuận thương mại tự do, các cơ hội từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc và nhu cầu tăng từ các thị trường lớn trong dịp cuối năm.
Theo Seafood Source
Bình luận