Thịt

Việt Nam tuyên bố sẽ sớm có vắc xin dịch tả lợn châu Phi, các chuyên gia hoài nghi

Việt Nam thông báo đã đạt được những thành công bước đầu trong tạo ra một loại vắc xin để chống lại dịch tả lợn ASF, hiện đang lây lan nhanh trong ngành chăn nuôi khắp Đông Nam Á và khiến Việt Nam phải tiêu hủy khoảng 10% tổng quy mô đàn lợn.

Dịch tả lợn châu Phi – đã lan tới Lào và Triều Tiên sau khi phát hiện tại Trung Quốc vào tháng 8/2018 – và tại Việt Nam vào tháng 2/2019, nay đã lây lan tới 61/63 tỉnh thành. Hơn 2,9 triệu con lợn đã bị tiêu hủy tại Việt Nam, theo thông tin từ Bộ trưởng Bộ NNPTNT Việt Nam Nguyễn Xuân Cường cho hay, trên tổng quy mô 30 triệu con lợn. “Tôi nghĩ chúng tôi đang đi đúng hướng và sẽ sớm có vắc xin phòng chống dịch tả lợn”, ông Cường cho hay.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam là đơn vị chịu trách nhiệm phát triển loại vắc xin này, đã thử nghiệm trong vòng thí nghiệm và 3 trang trại tại miền bắc Việt Nam, theo đài truyền hình Việt Nam cho hay. Các chuyên gia về vắc xin và dịch tả lợn lại khá hoài nghi trước các tuyên bố về tiến trình phát triển loại vắc xin này và cho hay cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh tính khả thi của một loại vắc xin. “Chúng ta cần nhiều giai đoạn thử nghiệm khác nhau, đầu tiên là môi trường thử nghiệm có kiểm soát, sau đó là đến thử nghiệm thực địa môi trường tự nhiên của loại virus và không thể là một thử nghiệm quy mô nhỏ”, theo ông Dirk Pfeiffer, giáo sư dịch tễ học thú y tại đại học Hong Kong cho hay.

Bản chất phức tạp của loại virus này và mức độ hiểu biết còn yếu về cơ chế lây lan và phòng dịch cho tới nay là các rào cản lớn đối với các nỗ lực quốc tế nhằm phát triển một loại vắc xin chống lại dịch bệnh vốn không gây hại cho người nhưng gây chết hàng loạt lợn. Các nhà nghiên cứu ở nheièu nơi đã từ bỏ nỗ lực sử dụng virus chết cho vắc xin này và các nhóm nghiên cứu tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đang thử nghiệm trên vắc xin sống, vốn có các rủi ro an toàn cao hơn.

Trong các thử nghiệm ban đầu của Việt Nam, 31/33 con lợn được tiêm vắc xin thử nghiệm vẫn sống khỏe mạnh sau khi được tiêm 2 lần trong vòng vài tháng, theo báo cáo của VTV. Các con lợn khác trong trại nuôi bị chết do virus nhưng báo cáo không nêu rõ số lượng. Hiện chưa có thêm thông tin chi tiết về các đợt thử nghiệm vắc xin khác. Theo giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Thị Lan, loại vắc xin này vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu và thử nghiệm trên quy mô rộng hơn.

Tiêu thụ thịt lợn chiếm 3/4 tổng tiêu dùng các loại thịt tại Việt Nam và phân lớn hoạt động chăn nuôi lợn nội địa nhằm phục vụ cho tiêu dùng nội địa. Ngành chăn nuôi lợn Việt Nam trị giá 94.000 tỷ đồng, tương đương 4 tỷ USD hàng năm và chiếm gần 10% tỷ trọng ngành nông nghiệp Việt Nam.

Theo Reuters
Admin

Cập nhật thị trường TACN Việt Nam năm 2023

Bài trước

Các nhà sản xuất thủy sản khó nối lại hoạt động bình thường

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt