Thủy sản

Các nhà sản xuất thủy sản lên kế hoạch dài hạn về sản xuất trước dự báo đại dịch kéo dài

0

Nhận ra khả năng sẽ phải chung sống với đại dịch trong thời gian dài, các công ty thủy sản đã tái tổ chức hoạt động sản xuất để thích ứng với các điều kiện mới.

Bộ NNPTNT cho biết kết quả đáng mừng của xuất khẩu thủy sản trong 7 tháng đầu năm 2021 đến từ việc các doanh nghiệp tận dụng nhu cầu tăng vọt trên thị trường thế giới, trong khi các nước xuất khẩu khác chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19. Xuất khẩu thủy sản đạt 4,9 tỷ ÚDS trong 7 tháng đầu năm 2021, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020, bao gồm 800 triệu USD doanh thu xuất khẩu trong tháng 7. Các nhà phân tích nhấn mạnh rằng xuất khẩu sang các thị trường lớn trong 7 tháng đầu năm đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số, bao gồm Mỹ (38,7%), EU (20%), Nga, Úc và theo CPTPP lần lượt tăng 65%, 60,5% và 10,5%.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sảnViệt Nam (VASEP), tốc độ lây lan nhanh của COVID-19 và các chính sách phong tỏa theo chỉ thị 16 tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đang có tác động lên toàn bộ hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản. Các cơ quan địa phương khuyến nghị doanh nghiệp chỉ duy trì sản xuất nếu có thể đáp ứng các yêu cầu 3 tại chỗ (sản xuất tại chỗ, ăn nghỉ tại chỗ, cách ly tại chỗ) và 1 tuyến đường, 2 điểm đến (đưa công nhân đi làm trên cùng một tuyến đường từ nhà công nhân tới nhà máy).

Tuy nhiên, các doanh nghiệp phản ảnh rằng các yêu cầu nói trên gây ra rất nhiều khó khăn cho vận hành sản xuất. Ông Lê Văn Quang, chủ tịch công ty thủy sản Minh Phú tại tỉnh Cà Mau, cho biết chi phí sản xuất sẽ rất cao nếu duy trì các nguyên tắc trên. Công ty chỉ có thể duy trì tối đa 20 - 25% lực lượng công nhân làm việc tại nhà máy. Nếu nhà máy vận hành với chỉ 20 – 25% công suất thì sẽ gánh chịu thua lỗ nặng nề trong điều kiện bình thường, chưa kể tới giai đoạn khó khăn như hiện nay.

Chủ tịch CTCP Vĩnh Hoàn, bà Trương Thị Lệ Khanh, cho rằng chi phí xét nghiệm định kỳ cho công nhân lên tới hàng chục tỷ đồng, trong khi chi phí bữa ăn và chỗ ở cho công nhân tăng tới 50% trong chi phí lao động trên mỗi kg cá, và chi phí quản lý chung tăng 30% do năng suất giảm. Do đó, công ty phải trả chi phí rất cao cho quy trình “3 tại chỗ”, trong khi công suất sản xuất giảm xuống chỉ còn 50%.

Thực tế, chỉ 30% số công ty thủy sản tại các tỉnh miền Nam đáp ứng được các yêu cầu áp dụng “3 tại chỗ” và số lượng lao động chỉ có thể đạt 30 – 50% lực lượng lao động thông thường. Công suất sản xuất trung bình giảm 50 – 60%. Các công ty cũng lên tiếng và vấn đề nguyên liệu cho chế biến và nguồn cung bao bì giảm tới 50%. Trong khi sản xuấ đình trệ, nhiều đơn hàng bị hủy hoặc hoãn. Chi phí sản xuất tăng vọt do quy tắc “3 tại chỗ”, gây ra áp lực lớn cho các doanh nghiệp thủy sản. Bên cạnhđó, cước vận chuyển đã tăng 2 – 10 lần, theo VASEP cho hay.

Doanh nghiệp xác định “sống chung với đại dịch”

VASEP đã báo cáo các khó khăn của ngành lên Thủ tướng và Bộ NNPTNT, và đề xuất các biện pháp nối lại sản xuất và xuất khẩu sau giai đoạn “3 tại chỗ”. Hiêp hội yêu cầu dành ưu tiên cho công nhân tại các nhà máy chế biến thủy sản được tiêm vắc xin. “Nếu công nhân được tiêm vắc xin, chúng ta sẽ có thể duy trì đơn hàng với các đối tác xuất khẩu và đồng thời duy trì được sản xuất cũng như việc làm cho người lao động, bao gồm nông dân, các nhà sản xuất nguyên liệu đầu vào và ngư dân”, VASEP nhấn mạnh.

Các công ty thủy sản hiểu rằng họ sẽ phải “sống chung với đại dịch” trong thời gian dài nên đã yêu cầu Bộ Y tế tập hợp một bộ quy tắc cho các công ty và tập huấn công ty thực hành “chăm sóc y tế tại chỗ”. Chiến lược này đã được áp dụng tại một số nước, bao gồm Mỹ. Các doanh nghiệps sẽ tự tổ chức xét nghiệm cho công nhân 2 lần/tháng và gửi mẫu xét nghiệm tới các cơ sở y tế. CDC sẽ tổ chức xét nghiệm mỗi tháng 1 lần để đảm bao tất cả công nhân có 3 xét nghiệm mỗi tháng. Hiêp hội cũng muốn có cá chính sách ưu đãi để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, bao gồm hạ lãi xuất cho vay, giảm hóa đơn điện 30% tới cuối năm 2021, và giảm phí công đoàn từ 2% quỹ lương xuống còn 1%. Hỗ trợ này giúp các doanh nghiệp duy trì “3 tại chỗ” và có thêm nguồn lực để phục hồi sản xuất và xuất khẩu.

Bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, CEO của công ty thủy sản Vĩnh Hoàn cho rằng “3 tại chỗ” chỉ là giải pháp tạm thời. Với quy tắc này, doanh nghiệp chỉ có thể vận hành ở 50% công suất và không sử dụng toàn bộ được lượng cá tra đang thu hoạch rộ. Do đó, các doanh nghiệp đang cân nhắc chiến lược từng áp dụng tại các nước khác. Tại Anh, nhiều khu vực không mở cửa hoàn toàn nhưng các công ty thủy sản vẫn có thể duy trì hoạt động. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, sản xuất sẽ vận hành bình thường nếu công nhân được tiêm vắc xin, các nhà máy được trang bị năng lực xét nghiệm nhanh để kiểm soát dịch bệnh. Một đại diện của công ty Cỏ May cho biết họ mong muốn ngân hàng chấp nhận hàng tồn kho làm tài sản thế chấp cho vay, hạ lãi suất, kéo dài thời gian cho vay và giảm phí dịch vụ.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản