CP thâm nhập vào ngành tôm Sri Lanka. Cá rô phi – tiểu ngành nuôi trồng thủy sản lớn của Việt Nam sắp tới. Sản xuất cá tra Indonesia tăng trưởng 20%. Dịch tả lợn tấn công thị trường thịt lợn lớn nhất Việt Nam. Các suất ăn liền trở thành xu hướng tại châu Á. Giá lợn sống tại Việt Nam bật tăng khi nguồn cung suy giảm.

CP thâm nhập vào ngành tôm Sri Lanka

Charoen Pokphand Foods (CP Foods) thông qua công ty con là CPF India đã mua 75% cổ phần tại Lotus Aquaculture của Sri Lanka với giá 1,5 triệu USD. Công ty cho biết sẽ chính thức tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất tôm tại Sri Lanka và sẽ vận hành các cơ sở nuôi ấp, nuôi tôm thương phẩm và các cơ sở hạ tầng kho lạnh của Lotus. Lotus Aquaculture sẽ trở thành một công ty con gián tiếp của CPF Ấn Độ. Tháng 11/2018, CP thông báo đang dịch chuyển các nguồn lực lớn hơn cho hoạt động đầu tư nước ngoài, dự báo 2/3 doanh thu trong tương lai sẽ đến từ các hoạt động sản xuất kinh doanh nằm ngoài Thái Lan.

Cá rô phi – tiểu ngành nuôi trồng thủy sản lớn của Việt Nam sắp tới

Cá rô phi đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà làm chính sách và các doanh nghiệp lớn do tiềm năng xuất khẩu mạnh và là một nguồn protein khả dụng để bù đắp thiếu hụt nguồn cung thịt lợn do dịch tả lợn gây ra. Tổng cục Thủy sản Việt Nam ước tính đến năm 2030, diện tích nuôi cá rô phi tại Việt Nam sẽ đạt 40.000ha, và sản lượng đạt 400.000 tấn so với diện tích 30.000ha và sản lượng 250.000 tấn hiện nay. Đầu tư của tập đoàn Mavin vào sản xuất cá rô phi dự báo đạt công suất 40.000 – 50.000 tấn trong vòng 3 năm.

Sản xuất cá tra Indonesia tăng trưởng 20%

Sản xuất cá tra tại Indonesia dự báo tăng trưởng 20% cùng với nhu cầu tiêu dùng cá tra tăng trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Theo chủ tịch Hiệp hội những người kinh doanh cá da trơn Indonesia Imza Hermawan, dự báo trên là khả thi bởi trong năm 2018, sản xuất cá tra của nước này đã tăng tới 22,25% lên 391.151 tấn. “Trong đó, 90% được cung ứng cho các quán café, nhà hàng và siêu thị trên thị trường nội địa. Phần còn lại dùng cho xuất khẩu”.

Dịch tả lợn tấn công thị trường thịt lợn lớn nhất Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm tiêu dùng thịt lợn lớn nhất Việt Nam – cho hay ổ dịch tả lợn đầu tiên được phát hiện ở quân 9, giáp ranh tỉnh Đồng Nai. Toàn bộ 163 con lợn tại trại nuôi này đã bị tiêu hủy. Nguồn lây bệnh được cho là người chăn nuôi sử dụng thức ăn thừa làm thức ăn chăn nuôi. Thành phố có hơn 3.900 hộ chăn nuôi lợn, tổng quy mô chăn nuôi khoảng 274.000 con, trong đó 247 hộ sử dụng thực phẩm thừa làm TACN, tạo ra rủi ro cao cho lây lan dịch tả lợn. Hiện 45 – 50% lợn được giết mổ tại thành phố Hồ Chí Minh đến từ các tỉnh lân cận, hiện cũng đã phát hiện có dịch ASF.

Các suất ăn liền trở thành xu hướng tại châu Á

Với lối sống thay đổi, các nhà sản xuất thực phẩm châu Á sẽ ngày càng tăng cường cung cấp các sản phẩm suất ăn liền. Các suất ăn đầy đủ, lấy cảm hứng từ công thức, chất lượng và phong cách nhà hàng trong các dịp đặc biệt như ngày lễ Tình yêu đang rất thịnh hành tại châu Âu và Mỹ. “Với nhiều lựa chọn cả về sản phẩm và giá cả, các xu hướng thực phẩm như vậy sẽ ngày càng mạnh lên. Các nhà sản xuất sẽ liên tục điều chỉnh và gia tăng giá trị để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”, theo Paul Heskens, phó chủ tịch khu vực châu Á Thái Bình Dương của Provisurs.

Giá lợn sống tại Việt Nam bật tăng khi nguồn cung suy giảm

Giá lợn sống tại Việt Nam đang tăng mạnh. Giá lợn sống tại khu vực phía Bắc đạt 1,71 USD/kg sau khi chạm mốc 1,29 USD/kg hồi tuần trước, chủ yếu do thiếu hụt nguồn cung. Dịch tả lợn đã xuất hiện tại 53 tỉnh thành, khiến 2,2 triệu con lợn chết hoặc tiêu hủy, chủ yếu ở quy mô chăn nuôi nhỏ. Thị trường lợn giống đang hoạt động trở lại khi một số nhà sản xuất chuẩn bị tái đàn và một số nhà sản xuất mới gia nhập thị trường. Một số nhà kinh doanh đang nhận thấy dấu hiệu găm hàng, không bán ra và bắt đầu tăng giá chào bán.

Theo Asian Agribiz
Admin

Nông dân chăn nuôi lợn kêu gọi chính phủ giúp đỡ để hạn chế buôn lậu lợn

Bài trước

Hộ chăn nuôi thua lỗ vì giá thịt giảm dù Tết cận kề

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt