Thay đổi chính sách ghi nhãn thực phẩm đóng gói giúp giảm chi phí hành chính xuất khẩu thực phẩm lần đầu sang Trung Quốc
Ngày 22/4/2019, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) ban bố Công báo liên quan đến quy trình giám sát ghi nhãn đối với các thực phẩm tiền đóng gói xuất nhập khẩu. Theo công báo, bắt đầu từ 1/10/2019, Hải quan Trung Quốc không còn yêu cầu các công ty nộp thông tin ghi nhãn thực phẩm nhập khẩu trước khi xuất khẩu lô hàng thực phẩm đầu tiên. Quy định mới này sẽ giảm gánh nặng hành chính lên các nhà giao dịch xuất khẩu thực phẩm đóng gói sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, khi phát hiện bất cứ trường hợp nào không tuân thủ quy định, Tổng cục Hải quan Trung Quốc có thể tiến hành các biện pháp theo các luật và quy định liên quan, bao gồm bắt giữ, tiêu hủy hoặc từ chối các lô hàng không tuân thủ quy định.
Để triển khai các yêu cầu của Hội đồng Nhà nước về làm mạnh hơn các cải cách nhằm “trao quyền, tinh giản hành chính và tối ưu hóa các dịch vụ công”, và để tăng cường cải thiện tính hiệu quả của quy trình thông quan, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đang đưa ra thông báo liên quan đến giám sát ghi nhãn đối với thực phẩm tiền đóng gói xuất nhập khẩu. Nền tảng pháp lý cơ bản của thông báo này là các điều khoản liên quan đến Luật An toàn Thực phẩm và Luật Thanh tra Hàng hóa Xuất nhập khẩu và các quy định triển khai.
- Bắt đầu từ 1/10/2019, yêu cầu nộp hồ sơ về ghi nhãn đối với các loại thực phẩm tiền đóng gói được bãi bỏ đối với lần nhập khẩu thực phẩm lần đầu vào Trung Quốc. Là một trong những hàng hóa thuộc danh mục Hải quan kiểm tra thực phẩm, các ghi nhãn của thực phẩm tiền đóng gói nhập khẩu sẽ được kiểm tra bởi các cơ quan hải quan, tuân thủ theo các luật và quy định hành chính liên quan đối với hoạt động thanh tra hàng hóa xuất nhập khẩu và an toàn thực phẩm.
- Các nhà nhập khẩu có trách nhiệm rà soát ghi nhãn tiếng Trung Quốc đối với các loại thực phẩm tiền đóng gói nhập khẩu, đảm bảo các ghi nhãn tiếng Trung Quốc tuân thủ các yêu cầu theo các luật, quy định liên quan và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia. Nếu các nhãn ghi không vượt qua được đợt rà soát, các sản phẩm sẽ không được phép nhập khẩu.
- Nếu lô thực phẩm nhập khẩu tiền đóng gói được chọn để kiểm tra tại chỗ hoặc kiểm nghiệm trong phòng thí nghiệm, nhà nhập khẩu cần nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan gồm các chứng từ sau: các chứng từ theo quy định thông thường, nhãn gốc của sản phẩm và bản dịch, mẫu nhãn dán tiếng Trung Quốc và các tài liệu hỗ trợ khác.
- Khi nhận các thông báo từ các cơ quan nhà nước hoặc các báo cáo người tiêu dùng về nhãn dán thực phẩm nhập khẩu tiền đóng gói vi phạm các điều khoản liên quan, cơ quan hải quan phải xác minh vấn đề. Khi xác nhận vấn đề đúng như báo cáo, các cơ quan hải quan sẽ có hành động thích đáng đối với sản phẩm đó theo các luật liên quan.
- Đối với thực phẩm tiền đóng gói xuất khẩu sang Trung Quốc cho mục đích trưng bày, các mẫu thử sản phẩm, bày bán tại các cửa hàng miễn thuế (ngoại trừ các cửa hàng phi thuế ở nước ngoài), được sử dụng bởi các đại sứ quán, được vận chuyển bởi khách du lịch, hoặc thâm nhập vào Trung Quốc qua đường thư tín, thư hỏa tốc, thương mại điện tử xuyên bien giới,… việc giám sát các nhãn dán sẽ là đối tượng của các điều khoản liên quan.
- Các nhà sản xuất thực phẩm xuất khẩu tiền đóng gói phải đảm bảo nhãn dán các thực phẩm xuất khẩu tiền đóng gói của họ tuân thủ các tiêu chuẩn của nước/khu vực nhập khẩu hoặc các yêu cầu theo hợp đồng.
- Các văn bản sau đây sẽ được bãi bỏ kể từ ngày 1/10/2019: Công báo liên quan đến Điều chỉnh Hệ thống Rà soát Nhãn dán Thực phẩm và Mỹ phẩm xuất nhập khẩu (trước đây là Công báo AQSIQ No.44 năm 2016), Công báo liên quan đến Vận hành Hệ thống Quản lý Nhãn hiệu thực phẩm nhập khẩu tiền đóng gói (trước đây là Công báo AQSIQ No.59 năm 2011), Công báo liên quan đến Triển khai “Các biện pháp hành chính đối với giám sát nhãn hiệu thực phẩm tiền đóng gói xuất nhập khẩu” (trước đây là Công báo AQSIQ No.27 năm 2012). Các nhãn hiểu của thực phẩm nhập khẩu tiền đóng gói đã nộp vào để lưu trữ cũng sẽ được hủy bỏ trong cùng thời điểm.
Bình luận