Nga đứng thứ 40 trong danh sách thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam, chỉ chiếm 0,3% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu tôm. Hiện Nga chỉ nhập khẩu rất ít và thậm chí có xu hướng giảm nhập khẩu tôm từ Việt Nam. Liệu Thỏa thuận Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (FTA VNEAEU) có hiệu lực thì có giúp thúc đẩy xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nga?

Thỏa thuận Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (bao gồm các nước Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyz) được ký kết ngày 29/5/2015 và có hiệu lực từ ngày 5/10/2016. Đây cũng là FTA EAEU đầu tiên, trong đó Việt Nam chủ yếu xuất khẩu tôm sang Nga.

Theo cam kết của EAEU liên quan đến nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam, mức giảm thuế lên tới 100%, trong đó 95% mức thuế sẽ hoàn toàn được xóa bỏ trong lộ trình 10 năm. 75% mức thuế sẽ được xóa bỏ ngay sau khi thỏa thuận có hiệu lực.

Theo cam kết EAEU đối với các sản phẩm tôm Việt Nam có mã HS 030616910, 030616990, 030617910, 030617920, 030617930, 030617940, 030617990, mức thuế sẽ được giảm từ 10% xuống 0% ngay sau khi thỏa thuận có hiệu lực. Các sản phẩm có mã HS 160521 và 160529 là các dạng sản phẩm tôm chế biến hoặc bảo quản, 160530 (tôm hùm chế biến) đưcọ giảm từ mức thuế cơ bản 20% xuống 0% ngay sau khi thỏa thuận có hiệu lực. Do đó, các sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu chính sang Nga bao gồm các sản phẩm thuộc mã HS 030617, 030616 và tôm chế biến, bao gồm các sản phẩm thuộc mã HS 160521 và 160529, được miễn trừ thuế ngay sau khi thỏa thuận VN-EAEU FTA có hiệu lực.

Tuy nhiên, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nga đã không thể hiện được sự tận dụng các lợi thế này. Kể từ khi thỏa thuận có hiệu lực cho đến nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này liên tục suy giảm. Năm 2016, xuất khẩu tôm sang Nga đạt 20,3 triệu USD và năm 2017 đạt 18,2 triệu USD, sau đó giảm xuống còn 15,2 triệu USD trong năm 2018.

So với giai đoạn trước năm 2016, giá trị xuất khẩu tôm từ Việt Nam sang Nga sau năm 2016 liên tục suy giảm. Từ năm 2013 – 2015, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nga dao động từ 19,2 triệu USD đến 27 triệu USD. Trong những năm gần đây, các công ty xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn tập trung khai thác các thị trường truyền thống, hấp dẫn như Mỹ và EU, không đánh giá cao tiềm năng tiêu dùng tại Đông Âu nên không có nhiều công ty thực sự quan tâm tới thị trường Nga. Ngoài ra, giá xuất khẩu tôm từ Việt Nam sang Nga khá cao so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Nga, như Ấn Độ, Trung Quốc, Ecuador nên không thu hút được các nhà nhập khẩu Nga.

Tuy nhiên, một dấu hiệu khác cho thấy trong 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm từ Việt Nam sang Nga có giá trị 1,9 triệu USD, tăng 109% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là tin vui đối với ngành tôm, trong khi xuất khẩu sang các thị trường khác suy giảm.

Trong bối cảnh FTA-VN-EAEU, các động lực được tạo ra để xuất khẩu tôm từ Việt Nam sang Nga thuận lợi hơn, trong khi các đối thủ khác trên thị trường Nga là Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Bangladesh không có lợi thế này. Các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam nên tìm cách và phát triển nguồn nguyên liệu thô nội địa tuân thủ các quy tắc xuất xứ, đồng thời cải thiện khả năng cạnh tranh của công ty lẫn sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật trên thị trường.

Theo VASEP
Admin

Các trang trại chăn nuôi không muốn trữ phát thải nhà kính

Bài trước

Việt Nam chi 1,24 tỷ USD cho nhập khẩu thịt, phát hiện vi khuẩn salmonella trong một số lô hàng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt