Giá dầu cọ dự báo tăng nhẹ trong năm 2019 do sản xuất chậm lại, đồng thời Malaysia và Indonesia đang tiến hành các chính sách quyết liệt để thúc đẩy nhu cầu nội địa và giúp giảm tồn kho dầu cọ đang ở mức cao trên toàn cầu, theo các nhà phân tích ngành dầu cọ hàng đầu cho hay.
Giá dầu cọ thô tương lai trên sàn giao dịch phái sinh Bursa Malaysia Derivatives hiện đang bị định giá thấp và có thể tăng lên tới 2.450 Riggits/tấn, tương đơng 598,6 USD/tấn trong 4 – 6 tháng tới do nguồn cung sản lượng bắt đầu chậm lại, theo giám đốc điều hành Oil World là Thomas Mielke phát biểu trong một hội thảo ngành. “Tại Malaysia, năng suất dầu cọ đang có xu hướng giảm do buông lỏng quản lý, thiếu tái canh và giảm sử dụng phân bón”, theo ông Mielke cho hay. Diện tích trồng cọ có tuổi thọ trên 20 năm tại Malaysia hiện khoảng 1,2 triệu ha, chiếm khoảng 20% tổng diện tích trồng cọ tại nước này.
Giá dầu cọ tham thiếu trên thị trường tương lai theo thời hạn giao hàng 3 tháng sau đã tăng 1,4% kể từ đầu năm đến nay, hiện đang dao dịch ở mức khoảng 2.147 Ringgits/tấn. Giá dầu cọ đã giảm hơn 15% trong năm 2018 do tồn kho dầu cọ tăng lên mức kỷ lục tại Malaysia, nước sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới sau Indonesia. Tồn kho dầu cọ tại Malaysia đã giảm 6,7% xuống còn 3 triệu tấn trong tháng 1 so với tháng 12/2018 nhờ xuất khẩu dầu cọ tăng, theo dữ liệu mới nhất từ Hội đồng Dầu cọ Malaysia.
Dầu cọ tho dự báo giao dịch trong khoảng giá 2.360 – 2.440 Ringgit/tấn trong năm 2019 nếu giá dầu thô dao động từ 60- 65 USD/thùng, theo nhận định của James Fry, chủ tịch hãng tư vấn hàng hóa LMC International, đưa ra trong cùng sự kiện. “Dầu thô đặt ra nền tảng cơ bản cho giá dầu cọ thô và mức tồn kho dầu cọ quyết định mức chênh giá CPO so với dầu thô Brent”, ông cho hay. “Nếu giá dầu thô Brent có giá 65 USD/thùng, giá FOB dầu cọ sẽ vào khoảng 580 USD/tấn, tương đương 2.360 Ringgit/tấn và với mức giá 60 USD/tấn sẽ tương ứng với giá dầu cọ 550 USD/tấn, tương đương 2.240 Ringgit/tấn”.
Dầu cọ, hàng hóa xuất khẩu chính của Malaysia và Indonesia, đang gặp rắc rối lớn khi EU liên tục cáo buộc phá rừng và các thực hành sản xuất không bền vững. Malaysia và Indonesia đã quyết định gửi các bộ trưởng tới vận động EU dỡ bỏ các chính sách hạn chế nhập khẩu dầu cọ.
Malaysia đã đề xuất hạn chế diện tích trồng cọ xuống còn 6,5 triệu ha đến năm 2023 và mở rộng cái gọi là các chương trình nhiên liệu sinh học để giúp tăng tiêu thụ trong ngắn hạn, nhằm đẩy giá dầu cọ ăn được – vốn được sử dụng rất phổ biến trong các đồ ăn vặt tới mỹ phẩm. Malaysia đã triển khai phân phối loại nhiên liệu sinh học B10, là hỗn hợp chứa 10% dầu cọ và 90% dầu diesel, cho ngành vận tải từ ngày 1/2 vừa qua. Động thái này theo sau động thái tương tự của Indonesia khi nước này triển khai phân phối xăng B20 là hỗn hợp gồm 20% dầu cọ và 80% là nhiên liệu hóa thạch – cho ngành vận tải vào năm 2016.
Các nỗ lực tổng hợp này của Indonesia và Malaysia nhằm thúc đẩy các sản phẩm nhiên liệu sinh học, qua đó giúp giảm tồn kho dầu cọ toàn cầu từ 1 – 1,5 triệu tấn trong năm 2019. Ông Fry cho hay: “Cho tới khi Indonesia kiên quyết phân phối B20 và Malaysia triển khai phân phối B1, tồn kho dầu cọ thế giới sẽ giảm 1 – 1,5 triệu tấn. Lượng này vượt mức giảm dự trữ theo chu kỳ tới tháng 6 hàng năm”.
Theo Nikkei Asia
Bình luận