Hàng loạt các vụ việc thu hồi cá da trơn tự nhiên và nuôi vừa qua tại Mỹ kể từ đầu năm 2019 có thể xuất phát từ chính sự nhầm lẫn của cơ quan chức trách chịu trách nhiệm thanh tra cá da trơn. Hơn 1 năm sau khi quy định gây tranh cãi về chuyển quyền thanh tra các loại cá da trơn từ Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) sang Dịch vụ Thanh tra và An toàn Thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) có hiệu lực, nhiều nhà nhập khẩu cá da trơn – và một số nhà cung cấp nội địa – vẫn chưa nhận thức được sự thay đổi này, Seafood Source đưa tin.

Ngoài ra, FSIS “đã phát hiện ra một loài cá da trơn ít biết đến hơn – cá trê – đang lưu thông trên thị trường mà FSIS chưa kiểm tra, dẫn tới hàng loạt thu hồi”, theo Buck McKAy, chuyên gia các vấn đề truyền thông tại FSIS cho hay. “Sau khi làm việc với các đối tác liên bang tại Cơ quan Hải quan và Phòng vệ Biên giới (CBP) và FDA, FSIS đã xác định các lô hàng nhập khẩu cá trê gần đây bởi các công ty khác đã dẫn đến 2 đợt thu hồi khác”, ông McKay cho hay.

FSIS đã xác định sản phẩm thứ tư đang lưu thông trên thị trường khi đánh giá hiệu quả của một trong những đợt thu hồi. Hệ quả là 5 nhà nhập khẩu đã bị buộc phải thu hồi hàng chục tấn cá da trơn do chưa xuất trình để tái kiểm tra tại FSIS. Cơ quan này không phát hiện ra rủi ro an toàn thực phẩm nào trên loại cá da trơn này.

Ví dụ, Bell, một chi nhánh tại California của H&T Seafood đã thu hồi hơn 35 tấn cá trê khai thác tự nhiên từ Việt Nam trong tháng 1/2019. City of Industry, một chi nhánh tại California của Richwell Group, Inc. – đang kinh doanh các sản phẩm thủy sản nhãn hiệu Maxfield Seafood –  đã thu hồi 27,6 tấn các sản phẩm cá trê đông lạnh. McAllen Cold Storage tại McAllen, Texas, đã thu hồi xấp xỉ 26 tấn cá basa phile đông lạnh vào cuối tháng 2/2019. Lakewood, chi nhánh California của Q's American Best Trading Inc đã thu hồi khoảng 0,5 tấn các sản phẩm cá da trơn từ Việt Nam trong tháng 2/2019. Và Fulton Seafood tại Houston, Texas đã thu hồi hơn 50 tấn cá da trơn xanh khai thác tự nhiên cũng trong tháng 2/2019.

“Chúng tôi đã phân phối các sản phẩm cá da trơn khai thác nội địa hàng thập kỷ qua mà không gặp vấn đề gì. 18 tháng trước, USDA quy định rằng cá da trơn khai thác tự nhiên phải được chế biến tại một nhà máy có đăng ký với USDA và Fulton Seafood đã không được thông báo về thay đổi này”, theo ông Joseph Massa, giám đốc điều hanh Fulton cho hay. Ông Massa cho rằng loại cá doanh nghiệp cung ứng có “chất lượng hàng đầu”, nhưng Fulton đã đồng ý tự nguyện thu hồi sản phẩm để tuân thủ theo quy định của USDA.

Còn nhiều các nhà nhập khẩu Mỹ khác đã thu hồi cá da trơn trong năm 2019 và “đây là một ví dụ điển hình về sự nhầm lẫn gây ra bởi tình trạng 2 cơ quan riêng rẽ cùng đang quản lý thủy sản. Khi FDA quản lý toàn bộ ngành thủy sản, rồi bỗng nhiên USDA bắt đầu quản lý chỉ 1 phần nhỏ, những vấn đề kiểu này bắt đầu nảy sinh”, theo người phát ngôn cho National Fisheries Institute trả lời phỏng vấn Seafood Source.

NFI, hiệp hội thương mại cho ngành thủy sản Mỹ, đã lên tiếng phản đối việc thay đổi cơ quan quản lý trong nheièu năm qua – một động thái được các nhà sản xuất cá da trơn nội địa Mỹ vận động rất mạnh. “Các báo cáo của Văn phòng Tín nhiệm Chính phủ về chương trình cá da trơn của USDA phải có một mục nổi bật về cảnh báo các hệ thống an toàn thực phẩm quá phân mảnh”.

Chương trình giám sát cá da trơn trị giá 20 triệu USD bị Văn phòng Tín nhiệm Chính phủ chỉ trích trong 11 báo cáo riêng rẽ. FAO cho rằng chương trình giám sát cá da trơn của USDA là “không cần thiết, lãng phí và dựa trên cơ sở khoa học sai lầm”, theo The Wall Street Journal. Chương trình này dẫn tới việc Việt Nam – nước sản xuất cá tra lớn nhất thế giới – đâm đơn kiện Mỹ lên WTO về các hành vi thương mại không công bằng.

Hiện FSIS thừa nhận 3 nước – Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan – có đủ điều kiện để xuất khẩu hợp pháp các sản phẩm cá da trơn họ Siluriformes sang Mỹ. “Các sản phẩm này được yêu cầu được sản xuất tại các nhà máy được phê chuẩn tại các nước này và FSIS yêu cầu mỗi lô hàng đều phải trải qua bước kiểm tra lại trước khi lưu thông thương mại”, ông McKay cho hay.

Trong khi hàng loạt cá da trơn nội địa và nhập khẩu xuất phát từ nguồn nuôi, “chúng tôi nhận thấy sản phẩm cá da trơn khai thác tự nhiên này – cả nhập khẩu và nội địa – đều đang gặp vấn đề pháp lý”, ông Gibbons cho hay. Trong khi NFI ủng hộ bất cứ nỗ lực đưa quyền kiểm soát ngành cá da trơn trở về FDA, hiện vẫn chưa có hành lang pháp lý nào thuận lơi cho đề xuất này

Theo Seafood Source
Admin

Giá thịt lợn kỷ lục trước Tết Nguyên đán làm bùng phát tình trạng nhập lậu

Bài trước

Giá thịt lợn tăng mạnh bất chấp lợi nhuận bùng nổ trong ngành chăn nuôi của Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt