Thịt

CPTPP tạo ra nhiều cơ hội xuất khẩu protein động vật sang Nhật Bản

Úc, New Zealand, Mexico và Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi trong thỏa thuận thương mại mới CPTPP nhờ khả năng dần tiếp cận gần hơn tới thị trường Nhật Bản; và danh sách này có thể bổ sung Thái Lan nếu nước này quyết định gia nhập.

CPTPP nhỏ về khía cạnh thương mại protein động vật nhưng đây không phải là điểm chính

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình dương Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 sau khi được phê chuẩn bởi Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada, Úc và Việt Nam. Tổng giá trị thương mại protein động vật (xuất khẩu và nhập khẩu) của các nước này với nhau là 27,2 tỷ USD trong năm 2017, chiếm 24% tổng giá trị và 31% tổng lượng thương mại protein động vật với tất cả các đối tác trên thế giới.

Nhật Bản là nước nhập khẩu các sản phẩm protein động vật lớn nhất trong CPTPP và là cơ hội lớn nhất cho các nhà xuất khẩu trong thỏa thuận này. Nhập khẩu các sản phẩm protein động vật từ các nước CPTPP của Nhật Bản năm 2017 đạt 10,1 tỷ USD, chiếm 36% tổng giá trị nhập khẩu protein động vật của nước này và dự báo sẽ tiếp tục tăng dần, xét đến khả năng mở rộng sản xuất nội địa của nước này khá hạn chế, trong khi tiêu dùng protein động vật của Nhật vẫn đang tăng lên.

Thái Lan cũng bày tỏ sự quan tâm tới việc tham gia CPTPP (với một yêu cầu chính thức sẽ được đưa ra nếu được quốc hội nước này chấp thuận vào tháng 3/2019). Ngoài Thái Lan, các nước cũng có cùng ý định gồm Đài Loan, Hàn Quốc và Anh. Nếu được chấp thuận, sự tham gia của Thái Lan sẽ đẩy giá trị thương mại protein động vật trong CPTPP thêm 5,1 tỷ USD. Riêng xuất khẩu protein động vật từ Thái Lan sang Nhật Bản đã đạt 3 tỷ USD. Đối với Malaysia, cũng là một nước thặng dư khả dụng xuất khẩu thịt gia cầm, việc trì hoãn phê chuẩn CPTPP sx khiến nước này mất đi cơ hội về khía cạnh cải thiện tiếp cận thị trường Nhật Bản.

CPTPP tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn so với các thỏa thuận hiện nay

Theo đánh giá của Food Navigator, lịch trình thuế quan theo CPTPP thuận lợi hơn các thỏa thuận hiện nay:

  • Xuất khẩu protein động vật Việt Nam sang Nhật Bản sẽ được hưởng mức thuế thấp hơn so với Thỏa thuận Đối tac Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản;
  • Các sản phẩm protein động vật Mexico cũng sẽ có mức thuế thấp hơn so với Mexico – Nhật Bản EPA và không còn phân biệt giữa giá và giá cổng trại nội địa;
  • Các mức thuế đối với xuất khẩu protein động vật từ Úc sang Nhật Bản cũng thấp hơn so với Nhật Bản – Úc EPA;
  • Ngoại trừ các sản phẩm thịt bò và thịt gia cầm chế biến – hiện hưởng mức thuế 0% - xuất khẩu protein động vật từ ASEAN sang Nhật Bản đang chịu mức thuế cơ bản theo Nhật Bản – ASEAN CEPA. Các mức thuế này sẽ dần giảm theo CPTPP nên CPTPP sẽ mang lại thêm lợi ích cho Việt Nam.
  • Mexico và Canada hiện đang hưởng mức thuế 0% đối với phần lớn các sản phẩm protein động vật của họ theo Mexico – Canada FTA thì có lợi hơn CPTPP;
  • Hiện chưa có FTA giữa Canada hoặc Mexico và các nước ASEAN. Do vậy, các sản phẩm gia cầm xuất khẩu từ Việt Nam sang Canada sẽ hưởng mức thuế thấp hơn theo CPTPP từ năm 1 trở đi so với mức thuế cơ bản hiện nay. Các sản phẩm protein động vật xuất khẩu từ Việt Nam sang Mexico cũng sẽ hưởng mức thuế thấp hơn;
  • CPTPP không góp thêm lợi ích gì cho thương mại nội khối ASEAN, do các thành viên ASEAN đã được hưởng mức thuế 5% theo Thỏa thuận Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) (nhưng các chính sách thương mại phi thuế vẫn thường được sử dụng);
  • Thương mại protein động vật giữa Úc, New Zealand và các nước ASEAN vốn đã được hưởng mức thuế thấp hơn theo ASEAN-Australia-New Zealand Free Trade Area (AANZFTA) hiện nay.

Tỷ trọng của các nước thành viên CPTPP trong thường mại protein động vật

Thương mại nội CPTPP (2017) 02-Thịt và nội tạng làm thực phẩm (000 USD) 03-Cá và giáp xác (000 USD) 16-Thịt, cá, giáp xác chế biến (000 USD) Tổng (000 USD) Tỷ trọng trong thương mại thế giới
Úc XK 2,560,762 572,746 74,170 3,207,678 31%
NK 57,337 382,984 528,127 968,448 45%
Brunei XK 35 2,257 118 2,410 42%
NK 19,309 29,429 14,489 63,227 77%
Canada XK 1,414,634 420,478 44,823 1,879,935 18%
NK 384,820 436,778 313,449 1,135,047 20%
Chile XK 206,477 1,515,557 46,006 1,768,040 25%
NK 32,232 14,608 2,976 49,816 2%
Nhật Bản XK 28,182 341,116 59,176 428,474 19%
NK 4,227,969 3,180,802 2,693,385 10,102,156 36%
Malaysia XK 31,777 328,375 114,941 475,093 58%
NK 407,793 257,559 48,285 713,637 21%
Mexico XK 513,798 182,255 4,835 700,888 14%
NK 437,418 270,577 17,444 725,439 16%
New Zealand XK 548,765 278,420 118,129 945,314 16%
NK 77,275 37,488 78,769 193,532 47%
Peru XK 3,586 118,037 13,063 134,686 13%
NK 18,722 60,676 51,888 131,286 49%
Singapore XK 56,994 127,989 40,469 225,452 52%
NK 271,595 325,752 276,146 873,493 41%
Việt Nam XK 13,192 1,633,860 698,385 2,345,437 28%
NK 55,986 55,986 8,990 120,962 7%
Tổng XK 5,378,202 5,521,090 1,214,115 12,113,407 20%
NK 5,990,456 5,052,639 4,033,948 15,077,043 28%

Nguồn: ITC

Quy tắc xuất xứ sẽ trở nên chính thống hơn

Ngoài các vấn đề vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS), các chính sách phi thuế gây rất nhiều cản trở cho thương mại protein động vật. Tuy nhiên, các cơ chế tự chứng nhận của CPTPP giúp khối thương mại này có lợi thế hiệu quả chi phí cao hơn so với các FTAs khác. Không giống như ATIGA, hiện có quy tắc xuất xứ yêu cầu giá trị khu vực của thương mại tự do nội khối ASEAN là 40%, các quy tắc xuất xứ của CPTPP quy định rõ ràng rằng giá trị của các nguyên liệu không có xuất xứ từ khối thương mại này có thể không cần vượt quá 10% tổng giá trị hàng hóa thương mại trong khối CPTPP. Tuy nhiên, các mức thuế ưu đãi có thể được áp dụng dựa trên chứng nhận xuất xứ từ một nhà xuất khẩu, sản xuất hoặc nhập khẩu được phê chuẩn. Việc xác nhận hoạt động tự chứng nhận này yêu cầu các bên phải lưu trữ các ghi chép trong vòng ít nhất 5 năm.

Mức giảm thuế năm 1 của CPTPP đã có hiệu lực từ ngày 30/12/2018. Lịch trình giảm thuế năm 2 tiếp theo sẽ vào ngày 1/1/2019 (trừ Việt Nam có lịch trình giảm thuế năm 2 bắt đầu từ 14/1/2019). Đối với Nhật Bản, lịch trình giảm thuế năm 2 sẽ bắt đầu từ 1/4/2019. Ví dụ mức thuế Nhật Bản áp dụng đối với thịt bò tươi và mát sẽ giảm 11% xuống còn 27,5% trong năm đầu tiên, sau đó giảm 0,9% trong các năm tiếp theo. Các mức thuế đối với nội tạng bò và lợn ăn được trong năm đầu tiên lần lượt giảm 6,4% và 4,3%, sau đó giảm 0,9% trong những năm tiếp theo. Đối với Canada, các mức thuế cho các suất ăn sẵn neo ở mức 11%, giảm từ mức 169,5%, với mức giảm không ít hơn 3,76 đôla Canada, xuống còn 6,18 đôla Canada/kg. Đối với thịt gia cầm từ Mexico, các mức thuế sẽ giảm từ 234% xuống còn 0% ngay trong năm đầu tiên.

CPTPP tạo ra rất nhiều bên thắng

Các nhà sản xuất protein động vật tại Việt Nam, Mexico, Úc và New Zealand đang ở vị thế có lợi so với các FTAs hiện hành. Tổng cộng giá trị xuát khẩu các sản phẩm protein động vật từ các nước này sang các nước CPTPP khác đạt 7,2 tỷ USD, trong đó 57% đến Nhật Bản. Về lý thuyết, các nhà xuất khẩu ngoài CPTPP có thể xem xét thiếp lập các hoạt động sản xuất trong các nước thành viên CPTPP để giành quyền tiếp cần nhưng điều này phụ thuộc vào mức độ lợi ích họ thu được.

Việt Nam sẽ hưởng lợi từ tăng đầu tư vào chuỗi cung ứng protein động vật để đảm bảo các thị trường mới tại Nhật Bản. Để giải quyết các vấn đề SPS, các nhà sản xuất Việt Nam nên nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng nội địa nhằm tăng cường an toàn sinh học và giữ vững các chứng nhận quốc tế liên quan. Hơn nữa, quản lý tốt hơn chi phí nguyên liệu thô TACN là các yếu tố quan trọng để duy trì khả năng cạnh tranh chi phí với các nhà xuất khẩu khác ngoài CPTPP.

Theo Rabobank
Admin

Thông tin không chính xác liên quan đến ưu đãi thuế gạo ST24, ST25 vào thị trường EU

Bài trước

Việt Nam cấp hạn ngạch thuế 0% đối với 300.000 tấn gạo Campuchia

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt