0

Ngành tôm Việt Nam kỳ vọng tăng xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2020 nhờ nhu cầu tăng, theo thông tin từ Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP). Giá tôm dự báo tăng từ đầu quý 3/2020 nhờ tồn kho tôm giảm tại các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ và EU trong những tháng trước đó.

Nguồn cung tôm tại Trung Quốc dự báo giảm do tác động của dịch bệnh. Tron gkhi đó, lệnh phong tỏa toàn quốc tại Ấn Độ kéo dài tới tận tháng 5 vừa qua tác động tiêu cực tới sản xuất, dẫn tới nguồn cung không ổn định. Đại dịch cũng tác động tới nguồn cung tôm nguyên liệu của Ecuador, Indonesia và Thái Lan, VASEP cho hay, nên xuất khẩu tôm từ các nước này giảm tới 30%. Đây là cơ hội cho Việt Nam xúc tiến xuất khẩu tôm. Nông dân hiện vẫn đang tích cực sản xuất tôm nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu tôm.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nhận được gói hỗ trợ của chính phủ nhằm hỗ trợ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch gây ra và tận dụng cơ hội mở cửa thị trường theo các cam kết của thỏa thuận thương mại tự do, đặc biệt là EVFTA và CPTPP. Tôm xuất khẩu sang EU sẽ hưởng ưu đãi thuế theo Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA). Thuế áp dụng cho tôm nguyên liệu, bao gồm các sản phẩm tôm tươi đông lạnh và mát xuất khẩu từ Việt Nam sang EU sẽ dần giảm từ mức cơ bản 12 – 20% hiện nay xuống 0% khi EVFTA bắt đầu có hiệu lực từ tháng 8 sắp tới. Đồng thời, thuế nhập khẩu tôm chế biến sẽ giảm xuống 0% sau 7 năm. Với các lợi thế này, VASEP dự báo xuất khẩu tôm năm 2020 có thể đạt 3,8 tỷ USD, tăng 300 triệu USD so với dự báo trước đây.

Chính phủ cần nhanh chóng triển khai các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là tín dụng cho nông dân nuôi tôm, theo tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe phát biểu. Chính phủ cũng nên triển khai các chính sách giảm lãi vay, thuế và phí thuê đất, gia hạn thanh toán các khoản này để hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất.

Tuy nhiên, theo VASEP, xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức trên cả thị trường nội địa và quốc tế. Các doanh nghiệp trong nước cần tập trung xây dựng các mối liên kết từ sản xuất nguyên liệu tới chế biến để quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và cải thiện khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Ông Hồ Quốc Lực, chủ tịch HĐQT Fimex Vietnam, cho biết các doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng và tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản hợp đồng đã ký như thời gian giao hàng và thiết kế bao bì. Họ cũng cần cải thiện khả năng tài chính và quy mô sản xuất và tăng cường các chương trình xúc tiến thương mại để thu hút thêm nhiều khách hàng. Đồng thời, các nhà chức trách địa phương phải có nhiều dự án kêu gọi đầu tư vào xây dựng các trang trại nuôi tôm theo các tiêu chuẩn quốc tế. Họ cũng cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng như điện, thủy lợi và đường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất tôm chất lượng cao.

Theo VASEP, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2020 đạt 1,2 tỷ USD, tăng nhẹ 2,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, tôm thẻ chân trắng và tôm sú chiếm lần lượt 69,5% và 19,2% tổng giá trị xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt mức cao trong đại dịch là do giá hợp lý, VASEP nhận định.

Trong 5 tháng đầu năm 2020, các thị trường xuất khẩu chính của tôm Việt Nam bao gồm Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ. Trong đó xuất khẩu tôm sang Nhật Bản, EU và Hàn Quốc ghi nhận tăng trưởng thấp nhất, và thậm chí giảm. Trong khi đó, xuất khẩu tôm sang Mỹ, Trung Quốc và Anh ghi nhận tăng trưởng cao và dự báo sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng này trong những tháng cuối năm 2020.

Xuất khẩu tôm sang Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng cao 29,5% trong tháng 5/2020, lên 65,8 triệu USD so với cùng kỳ năm 2019. Trong 5 tháng đầu năm 2020, giá trị xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 224,5 triệu USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản tăng 3,2% trong cùng kỳ so sánh, lên 225,6 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu tôm sang EU giảm 7% xuống còn 162 triệu USD và 9,6% xuống còn 169 triệu USD sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2020.

Theo VNS

Admin

Người tiêu dùng cà phê tại Mỹ vẫn tiêu dùng cà phê như thường lệ trong suốt đại dịch

Bài trước

Xuất khẩu cá tra sang Anh tăng bất chấp đại dịch COVID-19

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản