Sri Lanka đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 1 tỷ USD năm 2022. Indonesia đặt mục tiêu tăng xuất khẩu cá tra. Ngành tôm Ấn Độ hưởng lợi từ các chính sách trừng phạt của Mỹ đối với Trung Quốc.

Sri Lanka đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 1 tỷ USD năm 2022

Ngành thủy sản của Sri Lanka đang hướng tới giá trị xuất khẩu 350 triệu USD trong năm 2019 và đặt mục tiêu 1 tỷ USD đến năm 2022. Dilan Fernando, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủy sản Sri Lanka (SEASL) cho biết giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2018 vượt 300 triệu USD, tăng 24% so với năm 2017. Xuất khẩu cua của Sri Lanka đạt 25 triệu USD trong năm 2018 và dự báo đạt 30 triệu USD trong năm 2019. Ông Fernando nhấn mạnh rằng ngành thủy sản nước này sẽ tập trung vào nuôi tôm với mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD trong vòng 3 năm. “Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất khẩu chính nhưng một khi nguồn cung tôm tăng lên, có thể Mỹ và EU sẽ trở thành các thị trường xuất khẩu tôm hàng đầu của Sri Lanka”.

Indonesia đặt mục tiêu tăng xuất khẩu cá tra

Bộ Thủy sản và Nghề cá Indonesia đặt mục tiêu xuất khẩu cá tra đạt 15.000 tấn, giá trị đạt 25 triệu USD trong năm 2019. “Việc ra mắt thương hiệu ‘Indonesia Pangasius’ tại Trung Đông vào cuối năm 2018 có tác động tích cực lên các sản phẩm cá da trơn từ Indonesia, theo lãnh đạo Cục Sản xuất và Kinh doanh Nuôi trồng thủy sản của Bộ trên Umi Windriani cho hay. Dubai, Abu Dhabi và Saudi Arabia là các thị trường xuất khẩu mục tiêu chính cho các sản phẩm cá tra phile Indonesia. Theo dữ liệu FAO, nhập khẩu cá tra (phile và cắt miếng) của Saudi Arabia có giá trị 50 triệu USD hàng năm. Bên cạnh đó, Indonesia có kế hoạch tăng xuất khẩu cá tra phile sang thị trường Mỹ, hiện đang do các nhà xuất khẩu Việt Nam thống trị.

Ngành tôm Ấn Độ hưởng lợi từ các chính sách trừng phạt của Mỹ đối với Trung Quốc

Ấn Độ kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ các chính sách trừng phạt mà Mỹ áp đặt lên Trung Quốc, với việc Mỹ tăng nhập khẩu tôm GTGT, dẫn đến tăng trưởng kỳ vọng đạt khoảng 7 – 10% trong năm 2019. Hiệu ứng của việc triển khai Chương trình Giám sát Nhập khẩu Thủy sản (SIMP) đối với tôm xuất khẩu sang Mỹ từ ngày 1/1/2019 sẽ là một vấn đề cần theo dõi. “Sắp tới, các nhà xuấtkhẩu Ấn Độ sẽ đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ Ecuador, Indonesia và Việt Nam. Sản xuất tôm tại các nước cung cấp lớn tăng mạnh từ năm 2017 khởi mào một giai đoạn cạnh tranh ngày mạnh giữa các nước xuất khẩu tôm dẫn đầu thế giới. ICRA dự báo sản xuất tôm tăng tại các nước sản xuất tôm hàng đầu thế giới đang gây bất cân đối cung – cầu, có thể dẫn tới bất ổn giá”, theo Pavethra Ponniah, phó chủ tịch kiêm giám đốc mảng đánh giá khu vực doanh nghiệp – ngành tại ICRA cho hay.

Theo Asian Agribiz
Admin

CẬP NHẬT DỮ LIỆU THƯƠNG MẠI TÔM | THÁNG 4 NĂM 2024

Bài trước

Thị trường tôm Trung Quốc suy thoái trong năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt