Thịt

Ngành tôm Việt Nam được hiến kế sử dụng phụ phẩm để gia tăng giá trị

Chính phủ nên có các chính sách để hỗ trợ nghiên cứu và chế biến sử dụng các phụ phẩm ngành tôm để sản xuất ra các sản phẩm giá trị cao, theo các chuyên gia hiến kế.

Với mỗi kg tôm, các nhà máy chế biến loại ra 35 – 50% phụ phẩm, bao gồm đầu và vỏ. Năm 2017, sản lượng tôm Việt Nam đạt hơn 720.000 tấn và ngành chế biến loại ra 320.000 tấn phụ phẩm từ lượng tôm trên và các chuyên gia cho rằng đây là một sự lãng phí. Các nhà nghiên cứu cho biết thêm rằng các phụ phẩm trên chứa nhiều dưỡng chất có thể sử dụng trong dược phẩm. Nhiều sản phẩm mới với biên lợi nhuận cao có thể thâm nhập thị trường nếu có một chiến lược đầu tư nghiên cứu toàn diện.

Ông Phan Thạnh Lộc, phó giám đốc Công ty Thực phẩm Việt Nam, cho biết nhiều nước phát triển dã phát triển thành công các sản phẩm từ phụ phẩm thủy sản. Áp dụng công nghệ có thể tăng giá trị cho phụ phẩm tôm gấp nhiều lần. 1kg đầu tôm bán cho các nhà sản xuất TACN có thể giúp các nhà sản xuất tôm kiếm thêm vài ngàn đồng. Nhưng nếu công nghệ được sử dụng để chiết xuất dinh dưỡng từ đầu tôm để sử dụng trong ngành thực phẩm và TACN thì các doanh nghiệp có thể thu về 20.000 VNĐ/kg đầu tôm. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp chiết xuất chitosan, được sử dụng làm màng bọc thực phẩm thì thậm chí còn kiếm được nhiều tiền hơn.

Ông Trang Sỹ Trung, giám đốc Đại học Nha Trang, cho biết đầu và vỏ tôm vẫn được coi là phần thừa bỏ đi và sử dụng phần lớn làm TACN thay vì các mục đích khác. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng dinh dưỡng trong các phụ phẩm tôm rất cao: 8% lipid, 20% chitin và 48% protein. Các nhà khoa học từ Đại học Nha Trang đã tiến hành nghiên cứu để phát triển các sản phẩm hữu ích từ phụ phảm tôm cho ngành nuôi trồng thủy sản và dược phẩm, bao gồm các giải pháp chiết xuất chitosan để xử lý nấm trên xoài và ớt.

Theo Bộ NNPTNT, các viện nghiên cứu, các đại học và các công ty nghiên cứu và đầu tư vào các sản phẩm làm từ phụ phẩm tôm nhưng các kết quả vẫn chưa đáng kể, khi đầu ra chủ yếu là các sản phẩm nguyên liệu thô. Trong khi đó, các doanh nghiệp và các nhà khoa học phản ánh rằng có rất ít chính sách để hỗ trợ chế biến phụ phẩm tôm và marketing cho các sản phẩm này. Họ đề xuất rằng chính phủ nên hỗ trợ tăng sử dụng các phụ phẩm này bởi nhiều doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu hơn.

Gần đây, Bộ Khoa học Công nghệ phối hợp với Đại học Nha Trang và Công ty Thưc phẩm Việt Nam đã triển khai một quỹ để phát triển ngành phụ phẩm tôm tại Việt Nam. Mục tiêu chính của quỹ này là hỗ trợ nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực, với mục tiêu phát triển các sản phẩm giá trị cao từ phụ phẩm tôm.

Theo VNS
Admin

Giá thịt lợn kỷ lục trước Tết Nguyên đán làm bùng phát tình trạng nhập lậu

Bài trước

Giá thịt lợn tăng mạnh bất chấp lợi nhuận bùng nổ trong ngành chăn nuôi của Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt