Cà phê/Ca cao

“Cơn khát” ngày càng tăng của Indonesia với nguồn cung cà phê cao cấp

Trong hàng thập kỷ qua, Indonesia đã cung ứng cà phê cho các nhà rang xay toàn cầu với loại cà phê có giá cao, hương vị đặc trưng và đưcọ những người sành cà phê rất ưa chuộng. Tuy nhiên, phần lớn người dân Indonesia lại ưa dùng trà. Nhưng giờ đây, khi thế hệ trẻ chuyển sang cà phê và hàng trăm quán cà phê lẫn các nhà rang xay độc lập mọc lên trên khắp quần đảo này, tiêu dùng cà phê của Indonesia đang tăng mạnh, dẫn đến nguồn cung khả dụng xuất khẩu giảm và giá xuất khẩu cà phê tăng.

Sản lượng thu hoạch cà phê vốn thấp của Sumatra lại càng khiến nguồn cung càng trở nên eo hẹp đối với loại cà phê Arabica độc đáo của khu vực này, được săn đón cho các công thức phối trộn cà phê rang mộc, nặng. Hạt cà phê Sumatra là thành phần chính trong công thức cà phê Giáng sinh của Starbucks, được bán trong hơn 30 năm qua. Sản lượng cà phê Sumatra giảm khiến một số nhà xuất khẩu phải hoãn, thậm chí hủy giao hàng, theo một số công ty nhập khẩu cho hay, buộc một số các nhà nhập khẩu Mỹ phải tăng đặt cọc để đảm bảo nguồn cung. Các kho dự trữ cà phê tại Mỹ đang giảm nhanh, với nhiều nhà nhập khẩu cho biết họ có đủ hàng để hoàn thành các hợp đồng với các nhà rang xay nhưng không còn dự trữ trên thị trường giao ngay.

Các nhà rang xay lớn Starbucks và Keurig Green Mountain là những người mua lớn nhất nguồn cung cà phê Arabica Sumatra, theo các nhà nhập khẩu cho biét, và các công ty nhỏ hơn có vẻ sẽ gặp khó khăn trong thu mua loại cà phê này. Một người phát ngôn của Starbucks cho biết công ty vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi tình trạng nguồn cung cà phê Sumatra khan hiếm trong năm 2018. Keurig không phản ứng trước các yêu cầu bình luận.

Tiêu dùng cà phê tại các thị trường địa phương tăng

Tiêu dùng cà phê tại Indonesia đã tăng gần gấp đôi trong 10 năm qua do nhiều người trẻ Indonesia chịu ảnh hưởng bởi thói quen tiêu dùng cà phê của các nước như Úc và Mỹ - nơi có rất nhiều du học sinh Indonesia. “Chúng tôi đang chứng kiến sự phát triển mạnh của cà phê trên nhiều thị trường nhưng Indonesia là nổi bật nhất, có nhu cầu đang tăng lên rất mạnh”, theo Michael Schaefer, lãnh đạo mảng Food and Beverage tại Euromonitor International. Trong khi các nước sản xuất lớn như Brazil, Việt Nam, Colombia và Indonesia vốn có truyền thống xuất khẩu loại cà phê tốt nhất của họ, nhu cầu đang tăng lên đối với cà phê cao cấp từ các quán cà phê nội địa đang thay đổi điều này, ông Schaefer cho hay.

Nhiều nhà rang xay mới đang chào mua giá cao hơn nhiều đối với loại cà phê Arabica, lấy trực tiếp từ nông dân, theo Pranoto Soenarto, phó chủ tịch Hiệp hội ngành và các nhà xuất khẩu cà phê Indonesia. “Nông dân đang vui sướng”, ông Soenarto cho biết. “Họ sẽ giữ lại cà phê cho những nhà rang xay siêu nhỏ này, những người chỉ mua với khối lượng nhỏ”.

Wildan Mustofa, một nông dân trồng cà phê Arabica và có một xưởng nhỏ tại Pangalengan, West Java, cho biết doanh thu nội địa của ông đăng tăng. “Lượng mua nội địa tăng gần 100% mỗi năm”, ông Mustofa trả lời khi giúp các công nhân trải các trái cà phê phơi dưới ánh mặt trời.

Sản lượng, xuất khẩu cà phê đồng loạt giảm

Cộng với thiếu hụt nguồn cung khả dụng xuất khẩu là tình trạng sản lượng giảm. Sản lượng cà phê hàng năm của Indonesia giảm khoảng 8% trong 5 năm qua, theo dữ liệu Bộ Nông nghiệp nước này cho thấy. Nông dân cho biết thời tiết khó lường, chăm sóc vườn kém và chuyển sang các cây trồng khác là nguyên nhân chính khiến năng suất cà phê giảm.

Xuất khẩu cà phê của nước sản xuất lớn thứ 4 thế giới này đã giảm khoảng 20% trong 5 năm qua, theo dữ liệu Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Nguồn cung cà phê thấp phản ánh rõ ràng trong dữ liệu xuất khẩu cà phê Indonesia quý 1/2018, với mức giảm 26% so với cùng kỳ năm 2017, theo cơ quan thống kê Indonesia cho hay.

Lùng sục nguồn cà phê Arabica Sumatra

Tại Sumatra, một đảo lớn, địa hình đồi núi ở phía tây thủ đô Jakarta, nguồn cung cà phê giảm đã đẩy giá cà phê Arabica lên mức cao kỷ lục trong tháng 4 vừa qua. Arabica là loại cà phê chất lượng cao hơn, thường được rang và xay pha trực tiếp; trong khi cà phê Robusta có vị đắng hơn, thường được chế biến thành cà phê hòa tan hoặc sử dụng như một yếu tố giúp giảm giá thành trong các công thức cà phê phối trộn. Robusta chiếm tới gần 90% tổng sản lượng cà phê Indonesia.

Cà phê Arabica trồng tại Sumatra là loại độc nhất, một phần do quy trình sấy cà phê đặc biệt duy nhất có tại đây. Trong khi nông dân tại các nước khác cố gắng bắt chước cách phơi sấy này, các nhà nhập khẩu cho biết kết quả không đạt và chỉ có sản lượng nhỏ. “CẠnh tranh mua cà phê từ các nhà sản xuất ở đây rất lốc liệt”, theo Robert Babington Smith, một nhà giao dịch cấp cao cho nhà nhập khẩu InterContinental Coffee Trading Inc có trụ sở tại California.

Giá cà phê Arabica chưa chế biến hoặc sấy một phần từ Sumatra được mua tại cổng trai với giá cao kỷ lục 5,9 USD/kg vào tháng 4 vừa qua, trong khi giá cà phê Arabica tại các kho của Mỹ có mức chênh 2,2 USD/lb, cao hơn nhiều giá tham chiếu trên thị trường thế giới và gần gấp đôi so với giá năm ngoái.

Ông Babington Smith cho biết một trong nhà cung cấp của ông đã phải hủy giao hàng do các nhà xuất khẩu thiếu nguồn lực tài chính để thu mua loại cà phê ngày một đắt đỏ này. Một nhà nhập khẩu khác cho biết 5 container hàng của ông đã bị hủy do công ty từ chối trả thêm so với giá hợp đồng. “Chúng tôi nhận được nhiệu cuộc gọi mỗi ngày từ các nhà rang xay xem có còn cà phê Sumatra, giao ngay hoặc đang trên đường vận chuyện hay không”, nhà nhập khẩu này cho hay.

Theo Reuters
Admin

Thế giới làm quen với giá cà phê đắt đỏ

Bài trước

Nông dân Colombia không giao hàng, các hãng giao dịch cà phê lớn đối diện thua lỗ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao