Tiêu dùng thủy sản toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi trong 50 năm qua, làm gia tăng áp lực lên tính bền vững của hoạt động khai thác, theo nghiên cứu mới công bố của Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác (JRC) của Ủy ban châu Âu (EC).

Để đi đến kết luận này, các nhà khoa học JRC đã xét đến cả thủy sản làm thực phẩm cho người và thủy sản chế biến thành TACN tai các nước thành viên EU, cho thấy tiêu dùng thủy sản trên đầu người tại EU là 27 kg/người/năm, so với mức trung bình 22,3 kg/người/năm trên toàn thế giới. Mức tiêu dùng thủy sản cao nhất tại EU diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ (61,5 kg/người/năm). Trong khi đó, ngoài khu vực EU, Hàn Quốc là nước tiêu dùng thủy sản lớn nhất thế giới với 78,5 kg/người/năm, theo sau là Na Uy (66,6 kg/người/năm).

Báo cáo nhấn mạnh rằng so với các hàng hóa khác, tỷ trọng các sản phẩm thủy sản được giao dịch trên thị trường quốc tế rất cao và đang liên tục tăng, phần lớn là do toàn cầu hóa và sự khác biệt địa lý giữa sản xuất nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu tại châu Á, trong khi nhu cầu thủy sản tập trung tại châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á.

Đại diện của các tương tác giữa những ngành khác nhau cho thấy luồng thương mại các sản phẩm thủy sản (tính bằng triệu tấn) và tỷ trọng nguồn cung nội địa (đường màu xanh) hoặc nguồn cung nhập khẩu (đường xám) trong năm 2011. Xét đến thực trạng rất nhiều quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu nội địa, các đánh giá về tính bền vững của thủy sản cần được xem xét về cả sản xuất nội địa và nhập khẩu thủy sản ròng, và liệu thủy sản nhập khẩu có đến từ các nguồn bền vững hay không.

Theo các tính toán dựa trên dữ liệu cơ sở từ năm 2011, nhu cầu thủy sản thế giới dành làm thực phẩm cho người là 143,8 triệu tấn hàng năm và tiêu dùng nói chung, bao gồm các tiêu dùng thủy sản cho mục đích khác là 154 triệu tấn.

Tiêu dùng thủy sản trên đầu người (kg/người/năm) đối với thủy sản nuôi (biển và nước ngọt, xanh nhạt), thủy sản khai thác (xanh đậm) và bột cá (xanh lá cây) về giá trị tuyệt đối. Mỗi cột đầu tiên của mỗi nước là tổng tiêu dùng thủy sản trên đầu người, cột thứ hai là tiêu dùng thủy sản trên đầu người từ nguồn cung nội địa và cột thứ ba là tiêu dùng thủy sản trên đầu người từ nguồn cung nhập khẩu.

Nghiên cứu cho thấy đến nay, Trung Quốc vẫn là nước tiêu dùng thủy sản lớn nhất thế giới về lượng tuyệt đối (65 triệu tấn), theo sau là EU (13 triệu tấn), Nhật Bản (7,4 triệu tấn), Indonesia (7,3 triệu tấn) và Mỹ (7,1 triệu tấn).

Về tiêu dùng thủy sản trên đầu người, Hàn Quốc đứng số 1 với 78,5 kg/người/năm, theo sau là Na Uy (66,6kg), Thổ Nhĩ Kỳ (61,5kg), Myanmar (59,9kg), Malaysia (58,6kg) và Nhật Bản (58kg). Trung Quốc đứng thứ 7 với 48,3 kg/người/năm.

Các nhà khoa học JRC đã phát triển một mô hình cho chuỗi cung ứng thủy sản thế giới để điều tra tác động của tiêu dùng thủy sản xuyên biên giới.

Các kết quả nghiên cứu của JRC có thể mang đến thông tin cho các nhà làm chính sách và người tiêu dùng phụ thuộc vào nước sản xuất các nguồn cung thủy sản. Do đó, nghiên cứu này có thể hỗ trợ khả năng đánh giá liệu nguồn cung thủy sản có đáp ứng các tiêu chuẩn tiêu dùng bền vững hay không. Do đó, các kết luận nghiên cứu có thể khích lệ hợp tác quốc tế về các chính sách tiêu dùng bền vững dài hạn và khai thác thủy sản bền vững.

Theo FIS
Admin

Tác động của chính sách COVID mới tại Trung Quốc lên ngành chế biến, thủy sản

Bài trước

Rabobank: Nhu cầu thủy sản tăng trong năm 2023 bất chấp các khó khăn và bất ổn

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt