0

Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Đài Loan (TFDA) vừa thông báo danh sách 697 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được cấp phép xuất khẩu sang Đài Loan, theo thông tin từ Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP). Danh sách các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu này có hiệu lực từ ngày 23/2/2021, theo thông báo TFDA gửi Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, theo thông tin từ VASEP.

VASEP cho biết Đài Loan không nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Nhưng thị trường này có giá trị nhập khẩu thủy sản Việt Nam tương đối ổn định, ở mức hơn 100 triệu USD hàng năm, chiếm từ 1,3 – 1,8% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong những năm gần đây. Thị trường này chủ yếu nhập khẩu tôm thẻ chân trắng và tôm sú đông lạnh/tươi, phile cá tra đông lạnh, tôm chế biến, surimi, mực ống và bạch tuộc từ Việt Nam.

Tuy nhiên, do đại dịch COVID-19, giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này trong nửa đầu năm 2020 giảm 14% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 50,5 triệu USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu tôm giảm 18% xuống 27 triệu USD, xuất khẩu cá tra giảm 27% xuống gần 10 triệu USD và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản khác giảm 4% xuống 22 triệu tấn.

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2020, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Đài Loan đạt 120 triệu USD. Trước đại dịch, CTCP Thủy sản Nam Việt đạt giá trị xuất khẩu từ 5 – 6 triệu USD/năm nhờ xuất khẩu cá tra sang Đài Loan. Tuy nhiên, sau đó do đại dịch COVID-19 nổ ra, xuất khẩu thruy sản của công ty sang Đài Loan giảm. Do đó, công ty phải tập trung vào các thị trường chính như Mỹ và EU hoặc các thị trường tiềm năng tại châu Á như Thái Lan và Malaysia – các thị trường có giá trị xuất khẩu tương đồng và cũng là thành viên của thỏa thuận CPTPP, theo bà Đỗ Thị Thu Thủy, giám đốc kinh doanh của Nam Việt cho hay.

CTCP Thương mại và Thủy sản Thuận Phước cũng đối mặt với giảm xuất khẩu thủy sản sang Đài Loan do đại dịch làm người tiêu dùng giảm mua. Công ty tập trung vào các thị trường lớn hơn và tạm ngưng chú ý tới thị trường châu Á này, theo chủ tịch công ty Trần Văn Linh cho hay.

Theo các chuyên gia, chiến lược tập trung vào các thị trường lớn là hoàn toàn hợp lý. Sự thu hút từ EVFTA khiến ngày càng nhiều doanh nghiệp tập trung vào khai thác thị trường châu Âu. Tuy nhiên, mặc dù giá trị xuất khẩu thủy sản sang Đài Loan không cao nhưng nhu cầu thủy sản trên thị trường này đang tăng. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. VASEP cũng nhấn mảnh ằng xuát khẩu sang Đài Loan, các doanh nghiệp cần đóng gói cỡ nhỏ, thiết kế đẹp và có hướng dẫn sử dụng chi tiết. Ngoài ra, khi thâm nhập vào thị trường Đài Loan, các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý tới quảng cáo. Các chuyên gia cho biết bên cạnh các thị trường lớn, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn nên duy trì các thị trường nhỏ hơn. Đa dạng hóa thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp đạt mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn.

Theo VNS

Admin

“Tiêu nhiều hơn nữa”: Thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương tái khẳng định nguồn cung thực phẩm đầy đủ

Bài trước

Cách ngành chocolate Đài Loan giành được ấn tượng ngọt ngào từ người tiêu dùng toàn cầu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách