Bị Ấn Độ hích ra khỏi các thị trường truyền thống không có gì mới đối với Pakistan. Diễn biến mới nhất là việc Trung Quốc dỡ bỏ các chính sách phi thuế liên quan đến vệ sinh dịch tễ, từng ngăn chặn nhập khẩu gạo non-basmati Ấn Độ vào thị trường này.

Tất cả các bên liên quan đều đồng quan điểm ràng Hiệp định Thương mại Tự do Pakistan – Trung Quốc không mang lại những lợi ích tốt nhất cho Pakistan. Tuy nhiên, trong khi thỏa thuận thương mại này là một nguyên nhân lớn dẫn tới thâm hụt thương mại 9,7 tỷ USD, một thực tế đơn giản là các hàng hóa dựa vào nguồn lực tự nhiên của Pakistan không thể bù đắp được hoạt động nhập khẩu hàng hóa GTGT từ Trung Quốc. Lập trường duy nhất mà các nhà đàm phán thỏa thuận thương mại này dựa vào là các nhượng bộ đơn phương với Pakistan để lấy các điều kiện tiếp cận ưu đãi, đang bị giảm tác dụng do Thỏa thuận thương mại Trung Quốc – ASEAN.

Gạo là một mặt hàng thu hút nhiều sự chu sý bởi đây là một mặt hàng có thể tăng mạnh xuất khẩu nếu như không có các rào cản thuế. Thị trường nhập khẩu gạo trị giá gần 2 tỷ USD của Trung Quốc bị thống trị bởi các nước ASEAN kể từ khi mức thúe 33,7% đối với nguồn cung gạo này được áp dụng, so với mức thuế 65% đối với các nhà xuất khẩu gạo Pakistan. Nếu Pakistan được ưu đãi thuế tương tự, các nhà xuất khẩu gạo Pakistan cho rằng kim ngạch xuất khẩu gạo hiện nay là 124 triệu USD có thể tăng mạnh thêm.

Cần nhắc lại rằng Trung Quốc không phải là nước quen tiêu dùng gạo basmati. Trung Quốc cho phép nhập khẩu gạo basmati Ấn Độ nhưng cấm tất cả các loại gạo khác dựa vào các yêu cầu vệ sinh kiểm dịch. Tuy nhiên, Nghị định vệ sinh kiểm dịch này đã được sửa đổi trong chuyến thăm của ông Modi tới Trung Quốc hồi đầu năm nay. Do Trung Quốc có nhu cầu rất ít đối với gạo basmati, Pakistan là nước cung cấp gạo ngoài ASEAN lớn nhất cho thị trường Trung Quốc đến nay. Tuy nhiên, tình hình có thể thay đổi khi nghị định sửa đổi cho phép nhập khẩu gạo non-basmati Ấn Độ, và thực tế là lô gạo non-basmati Ấn Độ đầu tiên đã được xuất khẩu sang Trung Quốc.

Ấn Độ và Pakistan đối mặt với cùng mức thuế nhập khẩu gạo vào Trung Quốc nên hai nước địch thủ này sẽ có một chiến trường mới để đối đầu. Với giá trị xuất khẩu gạo tới 7 tỷ USD vào năm 2017, không cần phải nói Ấn Độ là nước sản xuất – xuất khẩu gạo lớn hơn nhiều so với kim ngạch xuấtkhẩu 1,6 tỷ USD của Pakistan. UAE, Kuwait, Saudi Arabia, Anh, Mỹ và Úc là một trong những thị trường xuất khẩu gạo chính mà Pakistan và Ấn Độ cạnh tranh lẫn nhau. Theo báo cáo TDAP 2010, Ấn Độ vượt Pakistan ở tất cả các thị trường này.

Nếu FTA Pakistan – Trung Quốc không được đàm phán lại để mở rộng cửa về thuế, có khả năng Pakistan sẽ mất thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của mình vào tay Ấn Độ. Xét đến tầm quan trọng của gạo trong giỏ xuất khẩu của Pakistan và trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa trị giá 27 tỷ USD của nước này, việc Trung Quốc mở rộng cửa cho gạo Ấn Độ có thể gây tổn hại cho các kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia.

Theo Brecorder
Admin

Ấn Độ cho phép giao các lô hàng gạo trắng non-basmati bị kẹt tại cảng sau lệnh cấm

Bài trước

Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu phần lớn các loại gạo, châm ngòi nỗi lo lạm phát

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc