Thời tiết đang “ăn lúa” tại Đông Nam Á
Có vẻ như tình trạng quá nhiều hoặc quá ít nước đang diễn ra tại Đông Nam Á trong thời gian gần đây. Trong 3 tháng vừa qua, mưa lớn và lũ theo mùa diễn ra trên khắp Myanmar, Lào, Campuchia, Việt Nam và Philippines, bị khuếch đại bởi hàng loạt cơn bão nhiệt đới Son-Tinh, Ampil, Joe, và gần đây nhất là siêu bão Mangkhut. Diễn biến này dẫn đến các hậu quả chết người, bao gồm gây vỡ đập Champasak tại Lào và nhánh Swar của Myanmar.
Indonesia cũng không thoát khỏi ảnh hưởng nhưng vấn đề lại ở chỗ khan hiếm nước. Chịu đựng một mùa khô kéo dài do hạn hán tại Úc, ước tính 5 triệu người tại 4.000 làng của 11 tỉnh đang đối mặt với tình trạng thiếu nước từ tháng 7/2018. Theo Cơ quan Quản lý Thảm họa Quốc gia, các khu vực bị tác động nặng nề nhất bao gồm Banten, West Java, Central Java, Yogyakarta, East Java, West Nusa Tenggara, East Nusa Tenggara và Lampung.
Sau chuỗi các sự kiện khí tượng thủy văn trên khắp khu vực, phần lớn đều tác động tới các trung tâm sản xuất nông nghiệp quan trọng, châm ngòi cho lo ngại về an ninh lương thực tại một số khu vực.
Các cánh đồng lúa trên khắp đồng bằng sông Mekong tại Lào, Việt Nam, Campuchia và Myanmar bị ngập nước từ cả các trận mưa lớn và vỡ đập. Tại một số khu vực, mưa lớn theo mùa đến quá sớm và các biện pháp phòng chống lụt bão thất bại đã ngăn cản hoạt động thu hoạch lúa, gây thiệt hại mùa màng và làm giảm sản lượng tới 30%. Ngoài ra, các nước còn phải chịu gánh nặng chi phí cứu trợ khẩn cấp.
Tại Philippines, siêu bão Mangkhut gây lở đất vào thời điểm giá thực phẩm vốn đã ở mức cao, khi các mùa màng tại các khu vực bị thiên tai cận kề hoàn thành thu hoạch. Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines Emmanuel Piñol, siêu bão Mangkhut dự báo tác động tới 1,22 triệu ha trồng lúa và ngô. Ước tính của Bộ Nông nghiệp Philippines dẫn tới thiệt hại khoảng 74.000 – 176.000 tấn. “Trong kịch bản trung tính, thiệt hại sản xuát lúa gạo sẽ vào khoảng 66,6 triệu USD và trong kịch bản tệ nhất là 146 triệu USD. Đối với ngô, kịch bản trung tính tính toán ra thiệt hại khoảng 50 triệu USD và kịch bản tồi tệ nhất là 57 triệu USD”, ông Piñol phát biểu trong một hội nghị tổ chức tại Malacañang gần đây. Đầu tuần trước, Bộ Nông nghiệp Philippines đề xuất nhập khẩu bổ sung 132.000 tấn gạo để giải quyết tình trạng thiếu lương thực thực phẩm tại khu vực miền Nam.
Tại đảo Java của Indonesia – khu vực bị thiệt hại nặng nề nhất do mùa khô keo dài, một số nông dân cho biết trời đã không mưa 4 tháng và nông dân lo lắng về mức độ tác động lên thu nhập của họ. Một nông dân tại Tangerang, Nurdin, tây Java, cho biết vụ thu hoạch này của ông sẽ là một thất bại so với những vụ trước. Thu hoạch của ông giảm xuống chỉ còn 250kg gạo, chỉ bằng 5% so với sản lượng 5 tấn thông thường. Do mùa màng ngừng sinh trưởng và thối gốc, ông đã phải tuyên bố tình trạng sản xuất thất bại trong vụ hiện nay.
Bất chấp các sự kiện khí tượng thủy văn cực đoan, Bộ Nông nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về tình hình sản xuất nông sản thực phẩm chính và xuất khẩu, có vẻ như không chịu tác động nặng nề như các nước khác. Đó là do nông dân Việt Nam tại ĐBSCL đã hoàn thành 40% sản lượng thu hoạch vụ hè thu trước khi lũ về, với phần còn lại đã hoàn thành thu hoạch ngay trước khi kết thúc tháng 8.
Các cơ quan chức trách Indonesia không phản ứng kiên quyết đến vậy trước tình hình mưa lũ. Tháng 8/2018, Bộ Thương mại Indonesia đề xuất nhập khẩu 2 triệu tấn gạo trong năm 2018 để giữ vững giá gạo trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, cơ quan hậu cần quốc gia Bulog từ chối đề xuất này, cho rằng Indonesia không cần nhập khẩu thêm gạo. Lãnh đạo Bulog Budi Waseso tuyên bố Indonesia không cần nhập khẩu gạo cho tới tháng 6/2019 do còn đủ gạo trong kho.
Với bản chất địa nhân học, các nước Đông Nam Á rất dễ tổn thương trước các thay đổi về thời tiết và khí hậu. Mùa mưa mạnh và đến sớm chưa từng có tiền lệ này tại các nước phía bắc và mùa khô kéo dài tại Indonesia sẽ có tác động lên dân số làm nông tại các nước này. Đối mặt với các thảm họa tiên tai, thông tin và hợp tác là chìa khóa để hóa giải tình hình. Thậm chí với thiệt hại hạn chế hay không tác động đáng kể tới tổng sản lượng quốc gia, nông dân trồng lúa và người nghèo vẫn sẽ phải hứng chịu một gánh nặng rất lớn do những thảm họa môi trường về sau.
Theo The ASEAN Post
Bình luận