Theo khảo sát mới nhất từ Marine Stewardship Council (MSC), phần lớn người tiêu dùng toàn cầu cho biết hiện giá là yếu tố quan trọng hơn tính bền vững khi họ cân nhắc đưa ra quyết định mua thủy sản.

Khảo sát người tiêu dùng mới đây của MSC do GlobeScan tiến hành, tiến hành đối với hơn 25.000 người tham gia tại 22 nước. Các kết luận của khảo sát cho thấy một số chuyển dịch lớn so với nghiên cứu đầu tiên cùng chủ đề mà MSC triển khai năm 2016. “Một sự thay đổi đáng kể nhất so với kết quả nghiên cứu đầu tiên vào năm 2016 là người tiêu dùng toàn cầu bắt đầu ưu tiên giá thủy sản hơn so với tính bền vững trong số các quyết định mua thủy sản của họ”, MSC cho hay trong thông cáo báo chí.

Về khía cạnh nhân khẩu học, nam giới có động lực giá mạnh hơn nữ giới, khảo sát cho thấy, trong khi nữ giới cho rằng tính bền vững quan trọng hơn đối với họ. Tuy nhiên, người tiêu dùng tại một số nước – Đức, Áo, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Anh, Thụy Sỹ, Ý và Thụy Điển – vẫn ưu tiên tính bền vững hơn giá, bất kể độ tuổi hay giới tính.

Phần lớn người tiêu dùng (72%) muốn chứng nhận bền vững độc lập tại các siêu thị, khảo sát nhấn mạnh, tăng so với năm 2016, khi chỉ 68% cho biết họ muốn các chứng nhận bền vững độc lập.

Ngoài ra, 70% người tiêu dùng thủy sản cho biết họ muốn nhận thông tin nhiều hơn từ các công ty về tính bền vững của các sản phẩm. Một nghiên cứu khác của Nielsen tiến hành năm 2016 cũng có kết quả cho thấy các công ty đầu tư vào các nhãn hiệu chứng nhận độc lập và tổ chức truyền thông tới khách hàng hiệu quả có kết quả kinh doanh vượt trội trung bình 4% so với các đối thủ.

72% người tiêu dùng cũng đồng ý rằng, để cứu các đại dương, mọi người phải tiêu dùng thủy sản từ các nguồn cung bền vững. Ngày càng nhiều người tiêu dùng tin rằng mọi người nên chuẩn bị để chuyển sang bất cứ loại thủy sản nào nếu loại thủy sản ấy bền vững hơn (70% trong khảo sát năm 2018 so với 68% trong khảo sát năm 2018).

83% người tiêu dùng thủy sản toàn cầu đồng ý rằng mọi người cần bảo vệ nguồn thủy sản cho các thế hệ tương lai. “Khảo sát này cho thấy người tiêu dùng thực sự quan tâm đến các đại dương, nhưng cách họ có thể thực sự có ích lại ngày càng kém rõ ràng, do đó quan trọng hơn là tách bạch vấn đề và đưa ra một cách dễ dàng cho mọi người để lựa chọn thủy sản bền vững”, theo Richard Stobart, lãnh đạo marketing của MSC. “Với ngày càng nhiều người tiêu dùng ưu tiên yếu tố giá, và kết quả khảo sát cho thấy hơn 50% người tiêu dùng toàn cầu ăn thủy sản mỗi tuần, điều cực kỳ quan trọng là họ có một loạt các lựa chọn được dán nhãn bền vững rõ ràng ở mức giá vừa túi tiền”.

Mối đe dọa lớn nhất đối với đại dương là ô nhiễm, theo sau là khai thác thủy sản quá mức, theo khảo sát người tiêu dùng cho thấy. Những người tiêu dùng trẻ hơn (18 – 34 tuổi) trung bình ăn ít thủy sản hơn so với những người tiêu dùng lớn tuổi hơn, và lo lắng hơn về các tác động của biến đổi khí hậu đối với các đại dương.

Niềm tin vào nhãn hiệu MSC vẫn duy trì ở mức cao 69%, theo MSC cho hay. Mức độ hiẻu về nhãn hiệu này tăng từ 32% năm 2016 lên 37% trong khảo sát năm 2018. “Ngời tiêu dùng trẻ hơn nhạy cảm hơn với việc lựa chọn thủy sản bền vững, với 41% người tiêu dùng độ tuổi 18 – 34 hiểu nhãn hiệu MSC đại diện cho điều gì”, MSC tuyên bố. Người tiêu dùng tin rằng các NGOs có ích hơn trong bảo vệ các đại dương, theo sau là các nhà khoa học và các tổ chức chứng nhận. Các chính phủ và các công ty lớn đóng góp ít nhất vào bảo vẹ đại dương, theo khảo sát người tiêu dùng cho thấy.

Theo Seafood Source
Admin

Nhu cầu đối với thủy sản bền vững tăng tại EU bất chấp đại dịch COVID-19

Bài trước

COVID-19 đảo lộn trật tự cũ trong ngành thủy sản Trung Quốc và những tên tuổi mới nào có thể nổi lên sau dịch?

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt