Thương hiệu hợp tác giữa nhà chế biến và kinh doanh hàng hóa nông sản Louis Dreyfus Company (LDC) và doanh nghiệp nông nghiệp Syngenta trong dự án này. Sáng kiến hợp tác này sẽ mang lại lợi ích cho khoảng 3.000 nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông và Gia Lai. Dự án kéo dài 3 năm với tổng vốn đầu tư 1 triệu US sẽ tập huấn cho nông dân các kỹ thuật ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý hóa chất nông nghiệp và an toàn lao động.

Theo ông Đỗ Ngọc Sỹ, giám đôc quản lý bền vững khu vực châu Á Thái Bình Dương của JDE, “JDE nhận ra nhiều vấn đề môi trường và xã hội trong sản xuất cà phê. Là một phần của chương trình thu mua có trách nhiệm, chúng tôi hợp tác rộng rãi với các nhà cung ứng trực tiếp như LDC để giải quyết các thách thức bền vững này”. Ông Sỹ cho rằng JDE cảm thấy có trách nhiệm cải thiện tình hình tại Việt Nam – nơi công ty thu mua cà phê. Một trong những vấn đề chính của Việt Nam là lạm dụng thuốc BVTV. Tuy nhiên, do các nguồn lực hạn chế để giải quyết vấn đề, JDE cần hợp tác với các đối tác khác, như LDC và Syngenta.

Một trong những khía cạnh chính của sáng kiến này là phát triển 30 điểm trình diễn, có diện tích từ 1 – 2ha, trong đó các kỹ thuật quản lý đất và phân bón mới được áp dụng, sử dụng các sản phẩm bảo vệ mùa mang, xen canh và các hệ thống thủy lợi hiệu quả. Các kỹ thuật thành công nhất sau đó sẽ được nhân rộng trên khắp 300ha cà phê tại các tỉnh triển khai dự án.

Hơn nữa, để thúc đẩy sử dụng các biện pháp bảo vệ cây trồng và phân bón có trách nhiệm hơn, dự án sẽ tiến hành kiểm tra đất và tư vấn chuyên gia để đạt ứng dụng lượng tối ưu dinh dưỡng cho cây cà phê. Một loạt các hóa chất bị cấm và gây nguy hiểm sau đó sẽ được thu thập ở mỗi tỉnh, cùng với danh sách khuyến nghị các loại phân bón và thuốc BVTV mà nông dân sẽ được tập huấn để tiếp cận và sử dụng. Nông dân cũng sẽ được tập huấn các vấn đề an toàn lao động như đánh giá rủi ro môi trường và cây trồng, và sử dụng trang thiết bị an toàn tiêu chuẩn. Thiết bị bảo vệ cá nhân sẽ được cung cấp cho nông dân và các công nhân phun thuốc.

Hơn nữa, để xây dựng năng lực cho quản lý sản xuất nông nghiệp tại địa phương, an toàn lao động và quản lý hóa chất nông nghiệp, các hội thảo, seminar và chuyến đi học hỏi kỹ thuật, cũng như các khóa học tập huấn Training of Trainers (TOT) và Farmer Field School (FFS) sẽ được tổ chức cho 3.000 nông dân, 300 sinh viên nông nghiệp, 44 lãnh đạo các tổ chức nông dân và 4 nhà nông học thuộc các cộng đồng thuộc dự án. Ông Sỹ cho hay tất cả các hoạt động này chỉ có thể thực hiện nếu các đối tác hợp tác với nhau và các nguồn lực tổng hợp. Ngoài ra, JDE cũng hợp tác với IDH, sáng kiến nông nghiệp bền vững, về các vấn đề như phá rừng, điều kiện làm việc, thu nhập, lương và ô nhiễm.

Theo Food Navigator
Admin

Quỹ Hà Lan trao khoản tài trợ lớn cho nhà sản xuất cà phê Việt Nam

Bài trước

Việt Nam xem xét lại chiến lược thương mại điện tử để thúc đẩy xuất khẩu nông sản 

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư