Cuộc chiến thương mại với Mỹ sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và các nước khác ra sao
Hôm nay, ngày 6/7, Mỹ sẽ chính thức áp thuế nhập khẩu đối với gói hàng hóa trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc. Chính sách áp thuế đối với gói hàng hóa trị giá 16 tỷ USD có thể sẽ có hiệu lực trong thời gian tới.
Bắc Kinh tuyên bố sẽ trả đũa bằng các biện pháp mạnh tương đương. Tổng thống Donald Trump đe dọa áp thuế đối với gói hàng hóa bổ sung trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc nếu nước này trả đũa và thêm gói hàng hóa 200 tỷ USD nữa nếu Trung Quốc tiếp tục có động thái ăn miếng trả miếng. Năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu 130 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ, trong khi Mỹ nhập khẩu 506 tỷ USD từ Trung Quốc, theo dữ liệu của Mỹ.
Xuất khẩu hàng hóa toàn cầu tăng 11% lên 17.200 tỷ USD trong năm 2017, theo WTO. Dưới đây là khả năng cuộc chiến thương mại có thể gây ra thiệt hại kinh tế tại châu Á:
Tác động trực tiếp có thể hạn chế
Những ước tính sát sao từ các nhà kinh tế cho thấy mỗi 100 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu bị tác động bởi thuế sẽ làm giảm khoảng 0,5% thương mại toàn cầu, cuốn bay 0,1% điểm phần trăm tăng trưởng GDP. Tác động trực tiếp đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2018 ước tính khoảng 0,1 – 0,3% và kéo tăng trưởng xuất khẩu giảm 1%. Tác động trực tiếp lên nền kinh tế Mỹ sẽ nhẹ hơn.
Lạm phát toàn cầu có thể tăng 0,1 – 0,3 điểm phầm trăm, chưa tính đến các biến động tỷ giá.
CÁc chính sách thuế của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ áp dụng cho các động cơ và đầu máy, máy móc xây dựng và nông nghiệp, các thiết bị điện, vận tải và viễn thông và các công cụ đo lường.
Chính sách thuế trả đũa từ Trung Quốc sẽ chủ yếu tác động lên các hàng hóa nông sản, xe hơi và các sản phẩm thủy sản Mỹ. Đậu tương là hàng hóa nhập khẩu có giá trị cao nhất từ Mỹ của Trung Quốc.
Nhưng tác động gián tiếp có thể rộng lớn hơn nhiều
Morgan Stanley ước tính thương mại thế giới có thể bị gián đoạn nghiêm trọng do 2/3 hàng hóa giao dịch trong thương mại thế giới gắn liền với các chuỗi giá trị toàn cầu.
Peterson Institute for International Economics cho thấy gần 2/3 nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc của Mỹ đến từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, một kênh dẫn khác mà các chính sách thuế của Mỹ nhằm vào Trung Quốc sẽ có tác động vượt ra khỏi biên giới của hai nước này. Dựa trên các luồng đầu tư nước ngoài, lượng vốn này có thể đến phần lớn từ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Một số nhà phân tích như DBS tại Singapore cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ chịu thiệt hại nặng nề hơn Trung Quốc do các chính sách thuế của Mỹ có thể tác động lên các doanh nghiệp Mỹ có đầu tư tại Trung Quốc và Washington cũng đang vướng vào các tranh chấp thương mại khác.
Sự bất ổn thương mại có thể khiến các ngân hàng lo lắng về rủi ro đối với các ngành có liên quan và tác động tiêu cực lên giá hàng hóa cũng như các luồng tín dụng. Diễn biến này cũng có thể khiến các doanh nghiệp lưỡng lự khi đầu tư. Bất cứ khoản thuế nào chạm đến người tiêu dùng cuối cùng cũng sẽ tác động tới nhu cầu nội địa và niềm tin của người tiêu dùng. Bất ổn gia tăng trên các thị trường tài chính sẽ gây thiệt hại cho tất cả các bên.
Mô hình của Pictet Asset Management cho rằng mức thuế 10% của Mỹ được chuyển qua cho người tiêu dùng cuối cùng có thể đẩy kinh tế toàn cầu vào tình trạng trì trệ và sẽ thổi bay khoảng 2,5% khỏi doanh thu của các tập đoàn trên toàn thế giới.
Nước nào bị tác động mạnh nhất
Phân tích của DBS cho thấy Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan và Singapore là các nền kinh tế tại châu Á gặp rủi ro cao nhất trong cuộc chiến thương mại này, xét đến độ mở thương mại và mức độ mở đối với các chuỗi cung ứng. Hàn Quốc có thể sẽ bị giảm 0,4% tăng trưởng kinh tế trong năm 2018, Malaysia và Đài Loan có thể mất 0,6% và Singapore mất 0,8%. Tác động lên tăng trưởng kinh tế có thể tăng lên gấp đôi trong năm 2019.
Dữ liệu của OECD – chi tiết về giá trị gia tăng gắn với xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc bởi các nước cung cấp – cho thấy Đài Loan là nền kinh tế chịu rủi ro cao nhất tại châu Á với hơn 8% GDP, theo sau là Malaysia 6%, Hàn Quốc, Hong Kong và Singapore vào khoảng 4 – 5%, Philippines, Thái Lan và Việt Nam khoảng 3% và Úc, Nhật Bản và Indonesia khoảng 2%.
Các biến số khác cũng được đưa vào xem xét. Ví dụ, Mỹ và Trung Quốc là các đối tác kinh tế lớn của Hong Kong nhưng nền kinh tế này chi phối chủ yếu bởi ngành dịch vụ, vốn không nằm trong đối tượng bị áp thuế. Trong khi các nền kinh tế phụ thuộc vào sản xuất, như Việt Nam, có thể sẽ chịu thiệt hại lớn hơn. Tham khảo danh sách các nước chịu tác động mạnh nhất của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc tại đường link này.
Theo Reuters
Bình luận