Tropical Countries Aquaculture Science and Technology Innovation Cooperation Group” (tạm dịch: Tổ chức Hợp tác Đổi mới Công nghệ và Khoa học Nuôi trồng thủy sản các nước nhiệt đới) là một thể chế ít được biết đến nhưng lại có khả năng ảnh hưởng cực lớn tới các xu hướng sản xuất nuôi trồng thủy sản tại châu Á trong tương lai.

Hoạt động bên ngoài Học viên Thủy sản Trung Quốc, thể chế này chia sẻ các bí quyết nuôi trồng thủy sản Trung Quốc ra thế giới. Phát biểu tại hội thảo nuôi trồng thủy sản tại Phúc Châu gần đây, giám đốc Học viện  Li Jian, đã giải thích con đường đưa đầu tư nước ngoài trong nông nghiệp và thủy sản trở thành một ưu tiên mới trong chính sách “Một vành đai, Một con đường” (OBOR), dấu ấn chính sách quốc tế trong hội nhập khu vực và các nước Trung Đông vào nền kinh tế Trung Quốc thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng mới, trong đó “Con đường Tơ lụa Hàng hải mới” (New Maritime Silk Road) là một phần.

Trung Quốc nhìn nhận Đông Nam Á và châu Phi là một phần của sáng kiến thủy sản OBOR, với các hỗ trợ từ Trung Quốc cho các hệ thống nuôi thủy sản lồng trên biển các loài như cá đù vàng, cá mú, cá giò, và cá chim trắng, theo ông Guan Chang Tao, nhà khoa học trưởng về nuôi thủy sản biển tại Học viện Thủy sản phát biểu. Ông cho rằng “các nguồn lực vượt trội” và “công tác tuyển lựa giống vượt bậc” của Trung Quốc là chìa khóa cho hợp tác với các nước đang phát triển tại châu Á và châu Phi.

Trong cùng ngày tổ chức hội thảo trên, truyền thông Trung Quốc đưa tin Guinea – mà Trung Quốc là đối tác thương mại lớn – đang tìm cách phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt và ngành gia cầm để tự cung tự cấp các sản phẩm này. Tương tự, Ecuador, hiện cũng đang dựa vào nguồn lực của Trung Quốc – vừa xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với nhiều đầu vào cho nông nghiệp và thủy sản để khuyến khích sản xuất nội địa.

Các công ty Trung Quốc đã đầu tư nước ngoài 180 tỷ USD vào ngành nông nghiệp và thủy sản tại 140 nước tính đến năm 2016, theo ông Gu Wei Bing, nhà chức trách cấp cao Bộ Nông nghiệp, phát biểu tại hội thảo Phúc Châu. Các công ty công nghiệp Trung Quốc đang đa dang hóa nguồn thu và đẩy luồng vốn lớn vào các hoạt động sản xuất đậu tương và thịt bò ở nước ngoài. Các công ty này đều quan tâm tới phong tỏa các tài sản lớn và nguồn cung sản xuất trở lại Trung Quốc.

Trung Quốc hiện có thể tăng sản xuất tại khu vực Nam Á với cùng một chiến thuật, theo lãnh đạo Network of Aquaculture Centres in Asia Pacific (NACA) Yuan Derun. Theo Deun, sản lượng tôm hàng năm tăng trung bình 4% trên thế giới nhưng sản lượng tôm của Trung Quốc đi ngang.

Tham dự hội thảo Phúc Châu còn có bà Rokhmin Dahuri từ Hiệp hội Nuôi trồng Thủy sản Indonesia. Bà Dahuri cho biết Indonesia “hết sức chào đón” đầu tư nước ngoài vào nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản trên biển. “Chúng tôi muốn giảm tác động của nuôi trồng thủy sản lên môi trường, vì thế chúng tôi muốn tăng nuôi trồng trên biển”.

Dù vậy, còn rất nhiều câu hỏi không được trả lời tại Phúc Châu. Tìm cách mua hoặc xây dựng và vận hành các trang trại nuôi tôm cá ở Myanmar, Indonesia và châu Phi sẽ đòi hỏi một khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng. Ai sẽ trả tiền cho cơ sở hạ tầng và bằng cách nào? Liệu các nước đang phát triển có nhận các khoản vay từ Trung Quốc để tài trợ cho các tuyến đường bộ và đường điện cùng với các dây chuyền container đông lạnh – những cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động kinh doanh thủy sản lớn? Nếu vậy, mô hình này đã tồn tại khi Trung Quốc cũng theo đuổi cùng chiến lược này trong các ngành khác, khi Trung Quốc dùng cơ sở hạ tầng để yêu cầu các nước sở tại trả nợ nhiều lần hoặc các thỏa thuận cung ứng nguồn lực. Chiến lược này của Trung Quốc có thể đưa các nước đang phát triển vào các thỏa thuận cung ứng bất bình đẳng và kéo dài.

Ngoài ra cũng có những câu hỏi về liệu các nước trong kế hoạch Con đường tơ lụa có tự xây dựng các chuỗi giá trị của riêng họ - như mục tiêu của Indonesia – hoặc họ sẽ chỉ đơn thuần là những nhà cung ứng nguyên liệu thô cho các nhà chế biến và người tiêu dùng Trung Quốc.

Vấn đề kiểm soát cũng được bàn đến. Rất nhiều nước Đông Nam Á như Indonesia đang tự sản xuất các nông sản thực phẩm tiêu dùng nội địa mặc dù thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Sản xuất để đáp ứng nhu cầu nội địa lẫn nhu cầu của Trung Quốc đều đang tăng sẽ là một áp lực rất lớn.

Hiện cũng chưa rõ liệu các nước đang phát triển sẽ tự lên giám sát cho bất cứ hoạt động nuôi trồng thủy sản thâm canh nào. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang cử các nhóm thanh tra trên khắp cả nước để buộc đóng cửa các cơ sở nuôi trồng thủy sản không được cấp phép và giảm ô nhiễm nguồn nước. Trung Quốc sẽ cần thời gian dài để xử lý vấn đề ô nhiễm đất nên rủi ro Trung Quốc xuất khẩu lối canh tác gây ô nhiễm sang các nước khác – nơi các chế tài xử lý môi trường còn chưa toàn diện. ĐBSCL của Việt Nam đã đối mặt với vấn đề môi trường do thâm canh tôm và cá tra, chủ yếu do nhu cầu của Trung Quốc ngày càng tăng đối với các sản phẩm này.

Ngoài phát triển mạnh đầu tư vào các nước đang phát triển, Trung Quốc cũng đang hướng đến nuôi trồng thủy sản tại các trung tâm sản xuất lớn của thế giới như Na Uy. Ngân hàng Rude Nilsen của Na Uy cho biết tại hôi thảo Phúc Châu rằng sản lượng cá hồi đã tăng 9 – 10% hàng năm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng mà Trung Quốc hiện là nước tiêu dùng cá hồi lớn nhất thế giới. “Cá hồi là một cơ hội đầu tư cực lớn”, ông Nilsen phát biểu, đồng thời ám chỉ quan điểm cá nhân rằng viễn cảnh các khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc vào ngành sản xuất – chế biến cá hồi Na Uy không còn xa. Quả thực, vốn đầu tư vào các dự án sản xuất cá hồi tại phương Tây vẫn dồi dào. Nhưng một khoản đầu tư đi kèm với phân phối và marketing tại Trung Quốc sẽ vẫn là miếng mồi ngon.

Cách người Trung Quốc đầu tư nước ngoài vào ngành thủy sản không giống như cách họ tiến hành với sản xuất đậu tương và thịt, một phần bởi các tài sản tương tự không bán với cùng cơ chế quy định mà còn bởi bản chất sở hữu doanh nghiệp của ngành thủy sản Trung Quốc. Thay vì các công ty khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước kiểm soát các hàng hóa nông sản nhạy cảm với an ninh lương thực như ngũ cốc, ngành thủy sản Trung Quốc chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ và các khoản đầu tư có tính thương mại hơn là chiến lược chính trị. Các doanh nghiệp tư nhân như nhà sản xuất cá rô phi hàng đầu Baiyang và nhà sản xuất tôm lớn Guolian hào hứng hơn về đa dạng hóa cơ hội trong nền kinh tế nội địa như thương mại điện tử, công nghệ thông tin, giáo dục, bất động sản và xử lý chất thải.

Trung Quốc hiện sản xuất tối đa 80 triệu tấn thịt đỏ và trắng, trong khi sản xuất thủy sản đạt 65 triệu tấn, dự kiến giảm xuống 60 triệu tấn vào năm 2020, theo kế hoạch của chính phủ nhằm cải thiện chất lượng và bớt tập trung vào số lượng. Nhưng Trung Quốc đã có phương án thay thế cho giảm sản xuất nội địa: người Trung Quốc sẽ giảm ăn cá chép và chuyển sang các loại thủy sản khác và kịch bản không tránh khỏi là tăng nhập khẩu thủy sản từ thị trường quốc tế.

Theo Seafood Source
Admin

Aeon đẩy nhanh tốc độ mở rộng tại Việt Nam, tăng gấp 3 lần số trung tâm thương mại

Bài trước

Cần chính sách cân bằng để mở cửa ngành gỗ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư