Theo đại diện của UN, Indonesia phải triển khai các chính sách nhằm đa dạng hóa các thực phẩm thiết yếu và tăng tiêu dùng rau quả để đảm bảo quyền thực phẩm cho toàn dân. Dữ liệu thu thập bởi Bộ Nông nghiệp Indonesia cho thấy năm 2018, tiêu dùng gạo của nước này ước đạt 33,8 triệu tấn, so với 30,65 triệu tấn trong năm 2017. Tiêu dùng gạo trung bình năm 2017 đạt gần 150 kg/người, cao hơn nhiều so với các nước sản xuất gạo lớn khác như Trung Quốc và Ấn Độ.
Nguyên Bộ trưởng Thương mại Indonesia Gita Wirjawan trước đó đã lên tiếng lo ngại về tiêu dùng gạo của nước này và khuyến nghị mọi người giảm ăn cơm. “Nếu chúng ta có thể giảm tiêu dùng gạo xuống chỉ 100 kg/người/năm, chúng ta có thể tiết kiệm 10 triệu tấn gạo, và sẽ thặng dư tới 10 triệu tấn gạo vào năm 2014”, theo phát biểu của bà Gita tại Hội nghị An ninh Lương thực Jakarta từ năm 2012.
Indonesia vẫn đang nỗ lực đạt mục tiêu tự cung tự cấp gạo thông qua sáng tạo công ngệ và cải thiện các phương pháp thủy lợi, nước này vẫn sẽ phải nhập khẩu xấp xỉ 3 triệu tấn gạo hàng năm từ các nước láng giềng như Thái Lan và Việt Nam để đáp ứng nhu cầu nội địa.
Theo bà Hilal Elver, đặc phái viên về quyền thực phẩm tại UN, chính phủ Indonesia đã hông xem xét tới sự khác biệt văn hóa theo khu vực khi quyết định đưa gạo trở thành thực phẩm thiết yếu trên toàn bộ quần đảo. “Indonesia cần có các chính sách đa dạng hóa để hạn chế tập trung vào gạo… Các chính sách đã phát triển để giảm mất an ninh lương thực có vẻ đã quá tập trung vào gạo, như trong Merauke Integrated Food and Energy Estate," bà Elver phát biểu trong họp báo tháng 4 vừa qua.
Dự án MIFEE, triển khai trên 2,5 triệu ha đất chuyển đổi tại Merauke thuộc tỉnh Papua năm 2011, nhằm tăng khả năng tự cung tự các các nông sản như gạo, ngô và đường để giảm phụ thuộc nhập khẩu. “Cân nhắc tới thực tế là không phải tất cả mọi người trên đất nước này muốn đưa gạo trở thành thực phẩm thiết yếu, chính sách của chính phủ tập trung vào sản xuất thực phẩm thiết yếu sẽ đúng đắn hơn nếu bao gồm nhu cầu và sở thích đa dạng của các cộng đồng, với hàng loạt các thực phẩm truyền thống khác nhau”, bà Elver phát biểu. Bà dẫn tới ví dụ gạo và mì ăn liền phân phối tới các cộng đồng tại miền đông nước này, nơi mọi người có truyền thống lấy bột cọ (sago) làm thực phẩm thiết yếu.
Bà Elver đã được cử tới Indonesia để đối thoại với các tác nhân ngành thực phẩm tại Jakarta và các khu vực khác của Indonesia. Các quan sát và khuyến nghị của bà sẽ được đưa vào báo cáo UN Human Rights Council tháng 3/2019. “Những gì khiến tôi trăn trở nhiều nhất là một đất nước sản xuất thực phẩm dẫn đầu thế giới lại có đến 30% trẻ em chậm lớn và hơn 92% dân số ăn lượng rau quả thấp hơn nhièu so với mức khuyến nhị của Tổ chức Y tế Thế giới”, bà Elver phát biểu. Bà nhấn mạnh trường hợp huyện Asmat tại tỉnh Papua, nơi có 72 trẻ em đã bị chết vì sởi và suy dinh dưỡng hồi tháng 1 vừa qua và bà cho rằng tình trạng này “hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nhưng lại vẫn được phép xảy ra”.
Theo WHO, người lớn phải tiêu dùng ít nhất 400gr rau quả hàng ngày để duy trì sức khỏe tối ưu. “Điều đáng nói là: Thực phẩm không chỉ về lượng mà còn về chất, khả năng tiếp cận và khả năng chi trả. Người dân sống tại các khu vực xa xôi bị hạn chế tiếp cận với thực phẩm tốt cho sức khỏe và người nghèo tại các thành phóo không thể chi trả cho rau quả, bởi giá rau quả quá đắt đỏ”, bà Elver cho hay.
Các nỗ lực của chính phủ
Agung Hendriadi, lãnh đạo Cơ quan An ninh Lương thực Indonesia (BKP), cho biết bất công xã hội và đối nghèo gây ra mất an ninh lương thực tại Indonesia và cơ quan của ông đã chuẩn bị một số chương trình để giải quyết vấn đề này tại các ngôi làng xa xôi, khó tiếp cận. “Các chương trình này sẽ tập huấn cho các thành viên cộng đồng sản xuất các thực phẩm tốt cho sức khỏe, tiêu dùng cho hộ gia đình một cách độc lập”.
BKP, hợp tác với chính quyền tỉnh bắc Sulawesi, cũng triển khai chương trình Eating Without Rice Movement (Gentanasi) vào tháng 9/2017 nhằm thay thế gạo và bột mì bằng các thực phẩm địa phương. “Các nỗ lực nhằm giảm tiêu dùng gạo và lúa mỳ, thay thế bằng các thực phẩm địa phương, như bột cọ, sắn, khoai lang, quả sake và chuối”, theo bà Agung cho hay trên tờ báo chính phủ Antara.
Bộ Nông nghiệp cũng triển khai một chương trình có tên gọi Poverty Eradication Through Agriculture, nhằm phát triển các sản phẩm cây ăn quả, đặc biệt là các loại trái cây bản địa, tại 1.000 ngôi làng thuộc 100 huyện thuộc đảo Java và các tỉnh South Sulawesi, West Nusa Tenggara, South Kalimantan, Lampung. Chương trình này bắt đầu hoạt động vào cuối tháng 4 vừa qua, bao gồm phân phối miễn phí hạt giống trị giá 395 triệu USD thông qua các chính quyền địa phương. Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Andi Amran, chương trình này nhằm mục tiêu đưa sản xuất trái cây nội địa tăng khả năng cạnh tranh, cải thiện sinh kế cho nông dân trồng cây ăn quả Indonesia.
Tăng hấp thụ protein
Kundhavi Kadiresan, đại diện FAO tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, cho biết tiêu dùng protein tại Indonesia dự báo tăng nhanh hơn carbonhydrates trong giai đoạn 2020 – 2045. Ông ch oằng tiêu dùng rau và gia cầm dự báo sẽ tăng hơn 45%, theo sau là thịt bò với mức tăng 40%, trái cây (35%), trứng (25%) và cá (20%). Tiêu dùng gạo được dự báo tăng chưa đến 10%.
Bà Kadiresan cho rằng nguyên nhân khiến tiêu dùng protein tăng là do tầng lớp trung lưu của Indonesia đang lớn mạnh lên, với ngày càng nhiều người chú ý đến lối sống lành mạnh. “Nhu cầu đối với rau quả tăng. Nông dân nên nắm được các thông điệp thay đổi này nếu họ muốn có lợi nhuận cao hơn… Tăng đầu tư tư nhân thông qua các đối tác công – tư trong ngành này cũng sẽ hỗ trợ nền kinh tế nông nghiệp”.
Dữ liệu của FAO cho thấy diện tích trồng rau quả tại Indonesia chỉ tăng 30% trong giai đoạn 1990 – 2014, so với 180% tại Trung Quốc, 140% tại Việt Nam, 135% tại Bangladesh, 105% tại Ấn Độ và 95% tại Myanmar, Nepal.
Theo Jakarta Globe
Bình luận