Những hạt lúa giống của một giống lúa gạo mới do “cha đẻ lúa lai” Trung Quốc Yuan Longping vừa mới được trồng tại các cánh đồng được cải tạo từ các hồ nuôi cá tại khu vực ven biển miền đông Trung Quốc – khu vực có độ mặn cao khiến đất mất màu mỡ. “Chúng tôi đã giao phấn các giống lúa tự nhiên với các giống lúa đang canh tác để phát triển giống lúa lai này”, ông Yuan Longping cho hay.

Các cánh đồng lúa thử nghiệm rộng 66ha tại Thanh Đảo từng là một trang trại trồng lúa trước khi bị ngập bởi nước biển vào năm 1963. Nhưng sau đó các khu vực đất này đã bị bỏ hoang không sản xuất do chất lượng nước bị xuống cấp nghiêm trọng.

Theo ông Zhang Guodong, phó giám đốc trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa chịu mặn – kiềm của Thanh Đảo – tổ chức hiện đang hợp tác với nhóm của ông Yuan, các cánh đồng trồng giống lúa lai này sẽ mang lại một thử nghiệm về phương pháp trồng trọt khả thi để chuyển đất mặn thành đất trồng lúa trên cả nước.

Hơn 920ha đất mặn kiềm tại Thanh Đảo, thuộc tỉnh Sơn Đông miền Đông Trung Quốc, được cho là có thể được xử lý để tỷ lệ mặn có thể duy trì dưới mức 6 phần nghìn để trồng được giống lúa chịu kiềm – mặn này trong 3 năm tới.

Nhóm của ông Yuan đã phát triển một kỹ thuật mới để đảm bảo khả năng sống sót của giống lúa lai này trong mối trường mặn cao. Các đường ống trang bị các cảm biến kiểm soát bởi một trung tâm dữ liệu lớn được đặt dưới bề mặt đất. Hệ thống này đo lường các điều kiện đất và tự động điều chỉnh nguồn cung nước và phân bón thông qua mạng lưới đường ống này.

Ông Zhang cho hay mặc dù đất kiềm mặn, kém màu mỡ không bị ô nhiễm kim loại nặng, vốn thường xảy ra tại các khu vực đất trồng trọng của Trung Quốc do sử dụng quá mức phân bón hóa học. Ông cho biết ngoài Thanh Đảo, nhóm còn trồng giống lúa này tại 6 khu vực thử nghiệm khác, bao gồm tỉnh Kashgar của khu tự trị Tân Cương và tỉnh Thiểm Tây tại tây bắc Trung Quốc, các tỉnh Chiết Giang và Giang Tô tại miền đông Trung Quốc và tỉnh đông bắc Hắc Long Giang. Diện tích trồng lúa này dự kiến sẽ chín và cho thu hoạch vào tháng 10 tới.

Ông Zhang cho hay các cánh đồng thử nghiệm gần như đã trải khắp tất cả các loại đất kiềm tại Trung Quốc. Đến năm 2019, dự án sẽ mở rộng lên mức diện tích 6.666ha các cánh đồng thử nghiệm, sử dụng giống lúa lai và kỹ thuật trồng mới.

Trung Quốc có hơn 99 triệu ha đất kiềm, chiếm 10% tổng diện tích đất kiềm trên thế giới. Ngoài nguyên nhân tự nhiên, nhiều khu vực đất kiềm thường được tạo ra bằng cách xây dựng các tháp làm mát và các hồ nuôi cá.

Ông Yuan, 88 tuổi, cho biết ước mơ của ông là Trung Quốc có thể chuyển đổi 6,7 triệu ha đất mặn sang đất trồng lúa với kỹ thuật hiện đại. Khi điều đó xảy ra, dựa trên một ước tính bảo thủ nhất thì diện tích đất kiềm này cũng sẽ sản xuất ra 30 triệu tấn gạo hàng năm, đủ để cung cấp lương thực cho 88 triệu người.

Ông Yuan liên tục phá vỡ các kỷ lục năng suất lúa gạo của chính mình kể từ khi ông bắt đầu nghiên cứu lý thuyết lúa lai 50 năm về trước. Phát triển lúa lai của ông đã thúc đẩy mạnh mẽ năng suất lúa của Trung Quốc và đóng góp quan trọng vào đảm bảo an ninh lương thực của nước này, do khoảng 65% người Trung Quốc phụ thuộc vào gạo làm thực phẩm thiết yếu. Kỷ lục mới nhất của ông Yuan là tại tỉnh Hồ Bắc, miền bắc Trung Quốc, hồi năm ngoái, khi các cánh đồng thử nghiệm của ông mang lại năng suất 17,2 tấn/ha.

Xuất khẩu giống lúa chịu mặn và kỹ thuạt trồng giống lúa này được kỳ vọng sẽ là một cách giải quyết vấn đề thực phẩm toàn cầu. Nhóm của ông Yuan được mời làm thử nghiệm trồng giống lúa chịu mặn – kiềm trên các cánh đồng thử nghiệm tại Dubai hồi tháng 1 vừa qua, đang đạt những thành công lớn.

Theo báo cáo khủng hoảng thực phẩm toàn cầu năm 2018, FAO ước tính số người đối mặt với mất an ninh lương thực trên toàn cầu đã đạt 124 triệu người, so với 108 triệu người trong năm 2016.

Theo Xinhua
Admin

Giá gạo tăng vọt gieo cả hy vọng lẫn rắc rối cho nông dân Thái Lan mắc nợ

Bài trước

Nông dân Thái Lan thua lỗ bất chấp nhiều chính sách hỗ trợ từ chính phủ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Công nghệ