Ngành điều tại Kerala, sinh kế chính của khoảng 300.000 phụ nữ nông thôn, đang trông chờ vào gói giải cứu của chính phủ trung ương và địa phương, cùng các ngân hàng, để giải quyết cuộc khủng hoảng mà ngành này đang phải đối mặt.
Trong tổng số 824 nhà máy, gần 700 nhà máy đã đóng cửa và khoảng 60 doanh nghiệp đã trở thành NPAs. Ngành điều Ấn Độ từng phát triển mạnh cho tới năm 2010-11 nhưng sau đó khả năng sinh lời giảm dần do nhiều nguyên nhân. RK Bhoodes, chủ tịch Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Hạt điều Ấn Độ, cho rằng cạnh tranh mạnh từ Việt Nam trong hoạt động nhập khẩu điều thô, chính quyền bang Kerala quyết định tăng lương, các chính sách khuyến khích xuất khẩu bị cắt giảm, thuế nhập khẩu và giá nhập khẩu điều nhân tăng là các nguyên nhân cho sự suy yếu của ngành điều Ấn Độ.
Chi phí đầu vào tăng mạnh
Theo ông Bhoodes, tình trạng vốn lưu động giảm sút bị thổi bùng lên do giá điều thô tăng bất thường. Từ năm 2014-15 đến nay, hoạt động chế biến hạt điều tại Kerala không còn sôi động và còn rất ít các nhà chế biến hoàn thành cơ giới hóa một phần mà không dựa vào các khoản vay.
Giá điều thô năm 2012-13 là 59,75 Rupees/kg và năm 2017-18, mức giá len tới 134,39 Rupees/kg. Đối với điều nhân, giá điều nhân năm 2012-13 là 404,2 Rupees/kg, tăng lên tới 696,97 Rupees/kg năm 2017-18. Đồng thời, phí chế biến tăng, chi phí sản xuất tăng mạnh. Phí chế biến tại Kerala dao động trong khoảng 3.200 – 3.500 Rupees với mỗi bao 80kg, trong khi tại các bang khác, mức phí này là 2.200 – 2.400 Rupees và tại Việt Nam, mức phí này tương đương chưa đến 700 – 750 Rupees.
Dịch vụ ngân hàng không phát triển bất chấp nhu cầu vốn lưu động tăng. Tình trạng này rất tồi tệ trong năm 2017-18, khi giá điều thô tăng mạnh 27% so với mức tăng giá điều nhân chỉ 8,45% trong 3 quý đầu năm tài khóa 2017-18. Điều này dẫn tới suy yếu năng lực tài chính nhanh chóng và nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoàn toàn.
Do năng lực chế biến điều thô có tương quan trực tiếp với nguồn vốn sẵn có, ông Bhoodes cho rằng giá tăng và dịch vụ ngân hàng hạn chế là các rào cản rất lớn đối với các nhà chế biến nhỏ trong hoạt động thu mua và bảo quản điều thô trong mùa không thu hoạch điều thô.
Vấn đề nhập khẩu điều thô châu Phi
CEPCI khuyến nghị rằng cuộc khủng hoảng này phải được giải quyết bằng các giải pháp ngắn, trung và dài hạn.
Hoạt động chế biến hạt điều tại Ấn Độ phụ thuộc nặng nề vào nguồn điều thô từ các nước châu Phi. Do các nước châu Phi đang khuyến khích mạnh hoạt động chế biến hạt điều nội địa và điều chỉnh quy định đưa mức điều thô chế biến nội địa đến năm 2025 phải lên tới 50%, sản xuất nội địa của Ấn Độ phải chạm mức 2 triệu tấn hạt điều để bù đắp suy giảm nguồn cung điều thô châu Phi.
CEPCI đã đề xuất một lộ trình lên chính phủ nhằm đạt mục tiêu theo 3 giai đoạn thông qua quản lý tiền thu hoạch, mở rộng diện tích trồng điều và tái canh.
Theo The Hindu Business Line
Bình luận