Chính sách

Mỹ triển khai toàn diện Chương trình Giám sát Nhập khẩu Thủy sản (SIMP) từ tháng 4/2018

Mỹ đã ấn định ngày bắt đầu triển khai toàn diện chính sách nhằm vào ngăn chặn các sản phẩm giả mạo và khai thác phi pháp từ 7/4 tới, theo thông báo chính thức từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA).

Chương trình Giám sát Thủy sản Nhập khẩu (SIMP) chính thức có hiệu lực từ 1/1, gần 13 tháng sau khi các nhà chức trách công bố chính thức các quy định yêu cầu các nhà nhập khẩu giữ các biên bản ghi chú đối với một số sản phẩm thủy sản. Tuy nhiên, các nhà chức trách đã lựa chọn bắt đầu triển khai chính sách với giai đoạn “tuân thủ theo thông báo”, theo đó lựa chọn các lô hàng có dữ liệu thiếu hoặc không được làm rõ. “NOAA nhận thấy tốc độ tăng ổn định và đáng khuyến khích với sự tuân thủ các quy định thông tin của SIMP”.

SIMP yêu cầu các nhà nhập khẩu giữ giấy tờ ghi chép đối với cá tuyết Đại Tây Dương, cua xanh, cá heo, cá mú, cua huỳnh đế, cá tuyết Thái Bình Dương, cá ông đỏ, hải sâm, các loại cá mập, cá kiếm và cá ngừ về cách khai thác hoặc thu hoạch và truy xuất thông tin cho tới khi các sản phẩm này cập cảng tại Mỹ.

Tháng 1/2017, NFI và một nhóm các công ty thủy sản đã kiện chính phủ Mỹ, cho rằng SIMP vi phạm luật liên bang. Tuy nhiên, một tòa án liên bang vào tháng 8 đã bác bỏ vụ kiện này và cho rằng Quốc hội đã cho phép các cơ quan chức trách ban hành quy định. Một người phát ngôn của NFI cho rằng các chính sách như SIMP sẽ gây nhiều khó khăn cho ngành thủy sản và cho biết ngành thủy sản sẽ tìm cơ hội để hỗ trợ NOAA giải quyết các vấn đề như vậy khi thời hạn tháng 4 sắp đến gần.

Tuy nhiên, NFI lo ngại cách SIMP xử lý mặt hàng tôm. Ban đầu, tôm được đưa vào danh sách các loại thủy sản trong SIMP nhưng các nhà chức trách đã rút tôm ra khỏi quy định bắt buộc khai báo do các quy định tương tự vẫn chưa triển khai đối với các nhà sản xuất nội địa.

Mặc dù vậy, các tổ chức kinh doanh và các nhà làm luật tại Mỹ vẫn đang vận động để đưa tôm trở lại danh sách quy định SIMP. Một đề xuất gần đây của mộ thượng nghị sỹ cho rằng các nhà nhập khẩu tôm chỉ có 30 ngày để tuân thủ các quy định trong năm tài khóa 2018 sau khi Bộ Thương mại phê chuẩn các quy định liên quan.

Vấn đề ở chỗ dữ liệu cho thấy có đến 90% tôm tiêu thụ tại Mỹ là được nhập khẩu. Do đó, đề xuất 30 ngày là “vô trách nhiệm và bất hợp lý”, trong khi các loại thủy sản khác trong SIMP có đến cả năm để chuẩn bị cho việc triển khai chính sách này.

Theo Seafood Source
Admin

Minh Phú kháng cáo thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với tôm đông lạnh

Bài trước

Thượng nghị sỹ Mỹ kêu gọi điều tra Minh Phú với cáo buộc gian lận ghi nhãn tôm Ấn Độ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách