Các quy định của Chính sách Giám sát Nhập khẩu Thủy sản mới (SIMP) đối với tôm và các sản phẩm thủy sản khác đang khiến ngành thủy sản Ấn Độ lo lắng rằng đây sẽ là một rào cản đối với đà tăng xuất khẩu thủy sản hiện nay của nước này. Trừ khi các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ triển khai các biện pháp hiệu quả, chính sách SIMP của Mỹ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, có thể tác động tới 50% sản xuất tôm của Ấn Độ, vốn dành cho xuất khẩu snag Mỹ. Một số nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ đang kêu gọi các hành động tăng tốc các quy trình thủ tục đăng ký các trại nuôi trồng thủy sản và các tàu cá, kết nối các nhà sản xuất này với các hoạt động chứng nhận để giải quyết các vấn đề khả năng truy xuất nguồn gốc, làm ảnh hưởng đến việc thông quan của các nhà chức trách y tế ở nước ngoài.
Alex Ninan, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ khu vực Kerala cho rằng trừ khi các văn bản này được ban hành đúng thời điểm, đúng chỗ, nếu không tình hìnhnày sẽ tác động tới hoạt động marketing, bán lẻ và các chuỗi bán lẻ. Tổ chức của các nhà xuất khẩu này đã trình bày các vấn đề trên với Bộ trưởng Thương mại liên bang Suresh Prabhu. Các biện pháp toàn diện để kiểm soát sử dụng kháng sinh và các chất cấm khác trong cộng đồng nông dân nuôi trồng thủy sản cũng cần thiết. Các sáng kiến của chính phủ bang Andhra Pradesh về vấn đề này được cho là hợp lý và nên được cơ quan liên bang triển khai trên phạm vi cả nước, SEAI cho hay.
Trung tâm sản xuất giống hạt nhân
Do nguồn cung con giống tại Ấn Độ hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu, SEAI nhấn mạnh sự cần thiết phải thành lập một Trung tâm sản xuất giống hạt nhân (NBC - Nucleus Breeding Centre) để cung cấp nguồn con giống sạch bệnh cho Ấn Độ. Sản lượng tôm thẻ của Ấn Độ vượt 600.000 tấn trong năm tài khóa vừa qua và dự báo vượt 1 triệu tấn đến năm 2020. Do đó, việc thành lập NBC sẽ giúp thuận lợi hóa nguồn con giống cho Ấn Độ, vốn là vấn đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của ngành này.
Thuế nhập khẩu cao đối với các sản phẩm thủy sản tại Trung Quốc, Hàn Quốc và các thị trường Đông Nam Á nên được đàm phán để giảm bớt. Hiệp hội các nhà xuất khẩu Ấn Độ cũng lên tiếng về quyết định của các nhà chức trách Hàn Quốc về bắt buộc kiểm tra virus đốm trắng, thậm chí với tôm biển, dẫn tới tỷ lệ lên tới 100% lô hàng bị từ chối và cá các nhà xuất khẩu không thể tận dụng cơ hội xuất khẩu phi thuế trong hạn ngạch 10.000 tấn.
Theo ông Ninan, Ấn Độ có cơ hội rất lớn để trở thành mọt trung tâm chế biến khi Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc đã kiếm hàng tỷ USD từ xuất khẩu, và tạo ra nhiều việc làm. Tuy nhiên, một yếu tố cần thiết là phải có các quy trình thủ tục thuận lợi để nhập khẩu nguyên liệu thô và tái xuất. Mở rộng cơ chế phụ cấp cho ngành khai thác thủy sản cũng mang lại cho các nhà xuất khẩu một môi trường kinh doanh bình đẳng với các đối thủ tại Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và các nước khác.
Hiệp hội yêu cầu cần cho hành động ở cấp Bộ với các nước EU để giảm mức kiểm tra bắt buộc xuống 10% số lô hàng. SEAI cũng kêu gọi mở rộng các chính sách nông nghiệp sang ngành thủy sản, bao gồm cả khai thác và nuôi trồng, nhằm giảm gánh nặng của các nhà sản xuất nguyên liệu thô thông qua hỗ trợ tài chính về thuế và giảm chi phí sản xuất thông qua hỗ trợ nhiên liệu, bảo hiểm và lãi suất cũng như mở rộng các khoản tín dụng mềm.
Theo The Hindu Business Line
Bình luận