Với việc tuân thủ bắt buộc các quy định thông tin theo Chương trình Giám sát Thủy sản Nhập khẩu Mỹ (SIMP) sắp sửa có hiệu lực trong vài tháng tới, các nhà chế biến – xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần bắt đầu chuẩn bị các nguồn dữ liệu ngay từ bây giờ, theo một chuyên gia Mỹ khuyến nghị.
Phát biểu tại một hội thảo tại thành phố Hồ Chí Minh gần đây, bà Celeste Leroux, chuyên gia từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết SIMP có những yêu cầu cụ thể về nhập khẩu thủy sản và các sản phẩm thủy sản được xác định là dễ tổn thưng trước các hoạt động khai thác thủy sản phi pháp, không báo cáo và không được quy định (IUU) và/hoặc gian lận thủy sản. 13 loại thủy sản được đưa vào danh sách SIMP – bào ngư, cá tuyết Đại Tây Dương, cua xanh Đại Tây Dương, cá Mahi Mahi, cua hoàng đến, cá tuyết Thái Bình Dương, cá chỉ vàng đỏ, hải sâm, cá mập, tôm, cá kiếm, và cá ngừ - được xác định là các sản phẩm đặc biệt dễ tổn thương trước IUU và gian lận.
31/12/2018 được xác định là thời hạn tuân thủ bắt buộc cho tôm và bào ngư. Tất cả các sản phẩm khác trong danh sách có thời hạn tuân thủ bắt buộc là vào 1/1/2018, bà Leroux cho hay. Quy định trong SIMP chỉ áp dụng cho thủy sản cung cấp cho Mỹ từ nước ngoài. Các nhà nhập khẩu được yêu cầu giữ các văn bản chứng từ từ khi thu hoạch cho tới điểm thông quan vào Mỹ. Quy định này cũng áp dụng cho các sản phẩm tái nhập hoặc các sản phẩm ưu tiên thu hoạch tại Mỹ. Bà kêu gọi các nhà sản xuất- xuất khẩu thủy sản Việt Nam “hợp tác với các nhà nhập khẩu Mỹ để đảm bảo họ hiểu về thông tin bạn cung cấp cho họ”. Nếu các nhà nhập khẩu Mỹ có bất cứ câu hỏi nào về các bản ghi cụ thể mà các công ty Việt Nam cung cấp cho họ, NOAA có thể hỗ trợ họ. “Nếu bạn có một loạt các bản ghi chép của chuỗi cung ứng cho tới điểm thông quan, bạn có thể gửi chúng cho chúng tôi và chúng tôi sẽ xem xét thông tin cho bạn, thông báo cho bạn biết nếu có bất cứ thông tin nào đang còn trống trong chuỗi cung ứng”.
Phát biểu bên lề hội thảo, ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết từ lâu các nhà xuất khẩu thủy sản việt Nam đã thành lập các chương trình truy xuất nguồn gốc các sản phẩm khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU. “Vấn đề hiện nay là làm sao chúng ta hệ thống hóa và chuẩn hóa thông tin chúng ta cần cung cấp và giữ các bản ghi chuẩn hóa để duy trì xuất khẩu sang Mỹ”. Không giống cá, tôm chủ yếu được nuôi và không phải khai thác từ tự nhiên. Do đó, Mỹ nên có các quy định cụ thể cho tôm thay vì áp dụng các quy định chung để thuận lợi hóa cho các doanh nghiệp bằng cách thông báo các thông tin bắt buộc phải cung cấp.
Ông Võ Văn Phục, chủ tịch kiêm CEO của Việt Nam Clean Seafood Corporation, cho rằng; “Tất cả các nhà xuất khẩu có uy tín của Việt Nam đã tiến hành các chương trình truy xuất nguồn gốc từ lâu, nên chúng tôi cho nhiều kinh nghiệp và SIMP không phải quá khó đối với chúng tôi. Nhưng quy trình lại quá phức tạp và làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp”. Bà Leroux cho rằng, “thị trường Mỹ là thị trường lớn cho thủy sản. Chúng tôi mua xấp xỉ 96 tỷ USD thủy sản hàng năm”.
Hàng năm, Mỹ nhập khẩu khoảng 600.000 tấn tôm, với Việt Nam chiếm khoảng 55.000 – 60.000 tấn, ông Hòe cho hay. Tại cuọc gặp “Chương trình Giám sát Thủy sản Nhập khẩu Mỹ cho tôm và bào ngư”, các chuyên gia từ NOAA đã trả lời rất nhiều câu hỏi từ các nhà chế biến và các nhà xuất khẩu.
Theo VNS
Bình luận