Liên hiệp những người trồng, sản xuất, nông dân, thương nhân gia vị và hạt tiêu Ấn Độ (IPSTPC) đang kêu gọi Bộ trưởng Thương mại Suresh Prabhu đưa hạt tiêu đen ra khỏi danh sách nhập khẩu của các thỏa thuận thương mại tự do Nam Á (SAFTA) và thỏa thuận thương mại tự do Indo-Sri Lanka (ISFTA) nhằm bảo vệ những người trồng hạt tiêu nội địa.

Trong một biên bản ghi nhớ gửi cho Bộ trưởng Thương mại, Kishor Shamji Kuruwa, một lãnh đạo của IPSTPC, cho rằng hạt tiêu Sri Lanka đã mất tính hợp pháp cho bất cứ nhượng bộ nào từ Ấn Độ kể từ khi sản lượng hạt tiêu của nước này tăng lên hơn 28.000 tấn và các nhà chức trách Sri Lanka đang sai trái trong cấp chứng chỉ xuất xứ cho hạt tiêu nhập khẩu từ Việt Nam đưa vào Ấn Độ thông qua ngả Sri Lanka.

Ông cho rằng thương mại tự do hạt tiêu đã được thực thi vào năm 2006 và 2003 khi sản lượng hạt tiêu Ấn Độ vào khoảng 8.000 – 10.000 tấn. “Mức tăng cao trong sản lượng hạt tiêu Sri Lanka những năm gần đây dẫn đến những nhà xuất khẩu hạt tiêu Sri Lanka tràn vào thị trường Ấn Độ dưới sự bảo trợ của hai thỏa thuận trên, bất chấp việc chính phủ Ấn Độ áp giá sàn nhập khẩu”. Hạt tiêu Sri Lanka chịu thuế nhập khẩu 8% theo SAFTA và hiện đang có giấy phép nhập khẩu miễn thuế theo ISFTA.

Việc Ấn Độ áp giá sàn nhập khẩu 500 Rupees/kg đối với giá CIF lên tới gần 7.850 USD/tấn so với mức giá thị trường CIF tại càng Ấn Độ hiện chỉ là 4.700 – 4.900 USD/tấn. Chi phí cập cảng đạt 350 Rupees/kg bao gồm thuế nhập khẩu 8%. Chênh  lệch giữa chi phí cập cảng và giá hạt tiêu nội địa rất lớn, lên tới 55 – 95 Rupees/kg. Nếu tình trạng này tiếp diễn, nông dân sản xuất hạt tiêu Ấn Độ sẽ chịu thiệt hại nặng, trong khi họ đang nỗ lực tiêu thụ nguồn cung vụ mới năm 2018.

Trong khi đó, một số nhà nhập khẩu Karnataka đang nhận các lô hàng hạt tiêu Việt Nam tại cảng Bangalore ICD và trả 54% thuế nhập khẩu do hóa đơn ghi giá thấp hơn thực tế. Các nhà chức trách cáo buộc rằng giá gốc của lô hàng là 4.550 USD/tấn nhưng giá trên hóa đơn chỉ là 3.550 USD/tấn. Các lô hàng hạt tiêu này chảy vào các thị trường nội địa, một phần được gia tăng giá trị rồi tái xuất, cũng gây áp lực lên giá nội địa. “Giải pháp duy nhất là điều chỉnh thông qua giám sát toàn diện, đảm bảo rằng số hạt tiêu đã sử dụng và số hạt tiêu còn lại sau chiết xuất, sẽ không chảy vào thị trường nội địa. Chính phủ cần thay đổi chính sách ngay lập tức”, theo quan điểm của Sunil Tamgale, chủ tịch các công nghệ khoa học nông nghiệp (SAT), thuộc công ty tư vấn nông nghiệp quốc tế Bengaluru.

Năm 2017, hạt tiêu xuất khẩu “từ và thông qua” Sri Lanka chạm mức 3.000 tấn, bao gồm không chỉ hạt tiêu Sri Lanka mà còn có hạt tiêu Việt Nam được cấp chứng nhận xuất xứ Sri Lanka. Hơn nữa, Ấn Độ cũng đang cáo buộc hạt tiêu Việt Nam – thông qua Nepal, Myanmar, và Bangladesh – tuồn vào thị trường Ấn Độ qua các ngả biên giới.

Chính phủ Ấn Độ đang gặp áp lực từ rất nhiều bên về các biện pháp bảo vệ nông dân. Đối với các nước ASEAN, mức thuế nhập khẩu hạt tiêu của Ấn Độ là 54% năm 2017, giảm xuống còn 52% năm 2018, theo thỏa thuận thương mại giữa Ấn Độ và ASEAN.

Theo The Hindu Business Line
Admin

Việt Nam thu về gần 1,3 tỷ USD từ xuất khẩu hạt tiêu năm 2024

Bài trước

Mỹ nổi lên là nước nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Hạt tiêu