Cập nhật tình hình sản xuất – xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam năm 2017
Bảng sau cập nhật thống kê sản xuất – xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam tính đến tháng 12/2017.
Nguồn: GSO, các Bộ, các nhà giao dịch.
Lượng xuất khẩu, sản lượng tính bằng tấn, diện tích tính theo ha.
Cà phê
Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới sau Brazil và là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Việt Nam chiếm gần 20% tổng sản lượng cà phê toàn cầu. Hiệp hội cà phê và cacao Việt Nam cho rằng xuất khẩu cà phê năm 2017 của Việt Nam có thể giảm 20 – 30% so với năm 2016.
Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu duy trì diện tích trồng cà phê 600.000ha đến năm 2020 và sản xuất 1,7 triệu tấn cà phê hàng năm. Việt Nam hiện có khoảng gần 100 doanh nghiệp xuất khẩu đang hoạt động, dẫn đầu bởi Intimex, Simexco và Tín Nghĩa. Đức và Mỹ là những nước nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn nhất trong 11 tháng đầu năm 2017 (MARD).
Niên vụ (tháng 10-9) | 2017/18 | 2016/17 | 2015/16 | 2014/15 | 2013/14 |
Diện tích trồng (ha) đến cuối 2016 | 645.381 | 650.000 | 641.200 | 653.352 | |
Sản lượng (triệu bao) | |||||
-Khảo sát Reuters (T7/2017) | 28 | 24,5 | 28,93 | 27,2 | 28 |
- USDA (12/2017) | 29,9 | 26,7 | 28,93 | 27,4 | 29,83 |
-- Robusta | 28,6 | 25,6 | 27,83 | 26,35 | 28,65 |
-- Arabica | 1,3 | 1,1 | 1,1 | 1,05 | 1,18 |
- ICO (T12/2016) | 25,5 | 28,7 | 26,5 | 27,5 | |
Xuất khẩu (triệu bao) | |||||
- USDA (12/2017) | 25,5 | 25 | 26,95 | 19,79 | 27,27 |
-Chính phủ | 24,71 | 29,06 | 22,35 | 28,18 | |
Tiêu dùng nội địa (triệu bao) | |||||
- USDA (12/2017) | 2,88 | 2,77 | 2,63 | 2,22 | 2,01 |
Dự trữ cuối kỳ (triệu bao) | |||||
- USDA (12/2017) | 1,11 | 1,18 | 3,8 | 6,37 | 2,13 |
Lưu ý: Số liệu xuất khẩu của USDA là cà phê xanh. Diện tích trồng cà phê theo MARD. Số liệu xuất khẩu năm 2014. 2015, 2016 điều chỉnh bởi cơ quan thống kê Việt Nam.
Niên vụ (tháng 10-9) | 2017/2018 | 2016/2017 | Cả năm 2015/2016 |
Lượng xuất khẩu (từ 10/2017 – 12/2017) | 319.553 | 1,483,194 | 1,743,889 |
Niên lịch | 2017 | 2016 | |
Lượng xuất khẩu (tấn) | 1,421,980 | 1,780,328 | |
Giá trị xuất khẩu | 3,21 tỷ USD | 3,33 tỷ USD | |
Giá cà phê Việt 5% hạt đen và vỡ (USD/tấn) | *$1,631-$2,180 | *$1.415-$2.147 |
* Giá cà phê Robusta là giá FOB cảng Sài Gòn
Gạo
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan, theo số liệu của UN FAO. Xuất khẩu gạo thơm của Việt Nam chiếm khoảng 10% tổng xuất khẩu gạo hàng năm.
Về sản xuất, miền Nam Việt Nam sản xuất 29,66 triệu tấn lúa trong năm 2017, chiếm 69% tổng sản lượng lúa Việt Nam, dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê. ĐBSCL cung ứng 90% tổng lượng gạo khả dụng xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam giữ lại khoảng 20% sản lượng lúa cho dự trữ và hiện đang có mục tiêu cắt giảm thất thoát sau thu hoạch xuống dưới 8% đến năm 2020, từ mức gần 14% hiện nay. Việt Nam cũng đặt mục tiêu giảm diện tích trồng lúa để thích ứng với biến đổi khí hậu, với các khu vực chuyển đổi là các khu vực có nguy cơ xâm mặn và thiếu nước. Việt Nam có hơn 80 nhà xuất khẩu gạo, chiếm thị phần khoảng 20% xuất khẩu gạo toàn cầu. Trong 11 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc và Philippines là hai nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.
Lúa gạo | 2018 | 2017 | 2016 | 2015 |
Sản lượng lúa (triệu tấn) (USDA 9/2017) | 45,54 | 44,75 | 44,13 | 45,09 |
- Vụ đông xuân | 19,96 | 19,29 | 19,43 | 20.68 |
- Vụ hè thu | 17,17 | 17,14 | 16,28 | 11,4 |
- Vụ 3 | 8,42 | 8,33 | 8,42 | 9,44 |
Tổng diện tích 3 vụ (triệu ha) | 7,71 | 7,79 | 7,83 | |
Tiêu dùng gạo (triệu tấn) (USDA 11/2017) | *22,3 | *22,2 | *22,5 | 22 |
Xuất khẩu gạo (triệu tấn) | ||||
- USDA (T11/2017) | 6,3 | 6,2 | 5,09 | 6.61 |
- Chính phủ (năm 2017) | *5,86 | 4,81 | 6.58 | |
Dự trữ gạo cuối kỳ (triệu tấn) (USDA) | n.a | 1,11 | 0.85 |
Lưu ý: Tiêu dùng gạo và dự trữ gạo cuối kỳ là từ báo cáo USDA
Dự đoán của VFA không bao gồm xuất khẩu gạo qua biên giới sang Trung Quốc
2017 | 2016 | |||
Lượng (triệu tấn) | Giá trị (tỷ USD) | Lượng (triệu tấn) | Giá trị (tỷ USD) | |
Xuất khẩu | *5,86 | 2,65 tỷ USD | 4,81 | 2,16 tỷ USD |
Giá gạo Việt 5% tấm (USD/tấn) | $337,5-$412,5 | $335-$387,5 | ||
Giá gạo Việt 25% tấm (USD/tấn) | $325-$400,5 | $312,5-$365 |
* Giá gạo là giá FOB cảng Sài Gòn
Cao su
Việt Nam là nhà sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ 3 thế giới, sau Thái Lan và Indonesia, và là nước xuất khẩu cao su lớn thứ 4 thế giới, sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Thu hoạch mủ tạm ngừng trong tháng 2 – 3 hàng năm để cây tái tạo mủ. Hoạt động cạo mủ quay trở lại vào cuối tháng 4 và đạt cao điểm vào từ tháng 11. Hơn 500 nhà xuất khẩu đang chiếm 80% tổng sản lượng cao su của Việt Nam. Việt Nam cũng tạm nhập tái xuất cao su từ Thái Lan, Campuchia và Indonesia. Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ là những nước nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2017.
Cao su | 2016 | 2015 | 2014 |
Diện tích trồng (ha) | 976.400 | 985.600 | 978.900 |
Sản lượng mủ khô | |||
- Chính phủ/VRA (tấn) | 1.032.100 | 1.012.700 | 966,600 |
Nhập khẩu (tấn) | 433.048 | 390.341 | 326.500 |
Xuất khẩu (tấn) | 1.258.000 | 1.137.400 | 1,066,000 |
Lưu ý: VRA là Hiệp hội Cao su Việt Nam
2017 | 2016 | |||
Lượng (tấn) | Giá trị | Lượng (tấn) | Giá trị | |
Xuất khẩu | *1,395,402 | 2,27 tỷ USD | *1,252,990 | 1,67 tỷ USD |
Nhập khẩu | *558,498 | 1,1 tỷ USD | *434,792 | 690 triệu USD |
Hạt tiêu
Việt Nam là nước sản xuất – xuất khẩu hạt tiêu đen lớn nhất thế giới, chiếm hơn 30% thương mại hạt tiêu toàn cầu. Việt Nam cũng mua hạt tiêu từ Campuchia, Indonesia và Brazil để tái xuất. Hạt tiêu trắng chiếm gần 15% tổng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam. Thu hoạch hạt tiêu tại Việt Nam bắt đầu từ tháng 2, đạt cao điểm vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 5. Diện tích trồng hạt tiêu hiện tại ở Việt Nam đã vượt mục tiêu sản xuất 140.000 tấn từ 50.000ha đến năm 2020. Mỹ, Ấn Độ và UAE là những nước nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2017.
Hạt tiêu đen | 2016 | 2015 | 2014 |
Diện tích trồng (tấn) | 124.500 | 101.600 | 85.600 |
Sản lượng (tấn) | 193.300 | 176.800 | 147.000 |
Xuất khẩu (tấn) | 178.000 | 131,500 | 155,000 |
2017 | 2016 | |||
Lượng | Giá trị | Lượng | Giá trị | |
Xuất khẩu | *214,873 tấn | 1,12 tỷ USD | *177,799 tấn | 1,43 USD |
Hạt điều
Việt Nam là nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới, chỉ giữ lại 7% tổng sản lượng cho tiêu dùng nội địa và chiếm thị phần hơn 50% thương mại điều toàn cầu. Thời gian thu hoạch hạt điều tại Việt Nam diễn ra từ tháng 2 – 6 hàng năm. Phần lớn diện tích trồng điều tại Việt Nam tập trung ở miền Nam, với năng suất trung bình 1.06 tấn/ha. Khoảng 460 nhà sản xuất nội địa Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung điều thô và chất lượng không ổn định do sản xuất điều thô nội địa chỉ đáp ứng 1/3 công suất chế biến.
Việt Nam nhập khẩu hơn 1 triệu tấn điều thô trong năm 2016, tăng 21,4% so với năm 2015, chủ yếu từ châu Phi. Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất 450.000 tấn điều thô đến năm 2020, từ diện tích 350.000ha. Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan là các thị trường xuất khẩu hạt điều chính của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2017.
Hạt điều | 2016 | 2015 | 2014 |
Diện tích trồng (ha) | 293.000 | 290.400 | 295.100 |
Sản lượng (tấn) | 303.900 | 352.000 | 345.100 |
Xuất khẩu (tấn) | 347.000 | 328.000 | 302.500 |
2017 | 2016 | |||
Lượng | Giá trị | Lượng | Giá trị | |
Xuất khẩu | *353,834 tấn | 3,52 tỷ USD | *346,715 tấn | 2,84 tỷ USD |
Chè
Chè đen chiếm gần 80% xuất khẩu chè của Việt Nam. Việt Nam là nước sản xuất – xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới, đặt mục tiêu duy trì khoảng 140.000ha trồng chè đến năm 2020. Pakistan, Nga và Đài Loan là các thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2017.
Chè | 2016 | 2015 | 2014 |
Diện tích trồng (ha) | 131.500 | 133.600 | 132.100 |
Sản lượng chè nguyên liệu (tấn) | 1,02 triệu | 1,01 triệu | 981.900 |
Xuất khẩu (tấn) | 130.904 | 124.575 | 132.500 |
2017 | 2016 | |||
Lượng | Giá trị | Lượng | Giá trị | |
Xuất khẩu | *140,305 tấn | 229 triệu USD | *130,886 tấn | 217 triệu USD |
Bình luận