Các nghiệp đoàn nông nghiệp, chăn nuôi, thực phẩm và đồ uống Mỹ đang gây sức ép lên chính quyền của tổng thống Trump nhằm đảm bảo rằng bất cứ cuộc đàm phán thương mại mới nào với EU cũng sẽ bao gồm thúc đẩy tiếp cận thị trường và hạ các rào cản quy định tiếp cận thị trường này. Trong buổi lắng nghe các mục tiêu đàm phán của Mỹ cho các cuộc thảo luận thương mại với EU, các nghiệp đoàn đại diện cho nông dân và các công ty thực phẩm – đồ uống cho biết giảm thuế và hạ các rào cản quy định nên là một mục tiêu chính.

Đại diện thương mại Mỹ thông báo tới các nhà làm luật trong tháng 10 về kế hoạch theo đuổi các cuộc thảo luận thương mại, mặc dù hiện vẫn chưa rõ liệu nông nghiệp có được đưa vào lịch trình hay không. “Về cơ bản thì các vấn đề nông nghiệp và thực phẩm là thành phần chính trong thỏa thuận này”, theo giám đốc Hội đồng Ngũ cốc Mỹ về Chính sách Thương mại Floyd Gaibler phát biểu. Ghi nhận từ buổi lắng nghe ý kiến này sẽ là cơ sở hình thành các mục tiêu đàm phán của USTR trong các cuộc thảo luận. Hiện vẫn chưa rõ khi nào các cuộc thảo luận này sẽ bắt đầu. Ngoài trọng tâm yêu cầu các cuộc thảo luận phải đưa các sản phẩm nông sản và thực phẩm vào, các nghiệp đoàn ngành nông nghiệp và thực phẩm cũng kêu gọi các nhà chức trách Mỹ giải quyết các rào cản thuế và các vấn đề quy định, nhãn mác khác đang cản trở các nhà sản xuất Mỹ tiếp cận thị trường béo bở tại châu Âu.

EU có tiêu chuẩn khắt khe hơn Mỹ liên quan đến sử dụng các loại thuốc BVTV, hormones và công nghệ sinh học trong sản xuất thực phảm. Các nhà sản xuất Mỹ từ thịt bò tới hạt hồ trăn đồng loạt cho rằng tình trạng này làm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường châu Âu của họ. “Đây là các vấn đề dai dẳng mà chúng tôi đã gặp phải trong thời gian dài”, theo Gaibler cho biết, ám chỉ tới các ạn chế đối với công nghệ sinh học. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dỡ bỏ thuế chống bán phá giá mà EU đang áp đặt lên ethanol Mỹ,

Giám đốc đối ngoại của Hiệp hội các nhà sản xuất thực phẩm Nancy Wilkins cũng nhấn mạnh công nghệ sinh học nên là vấn đề trọng tâm trong các cuộc thảo luận, cho biết các quy định ghi nhãn của EU đối với các sản phẩm hữu cơ biến đổi gene, hay GMOs, làm tăng mạnh các chi phí sản xuất của các công ty thực phẩm Mỹ. Bà Wilkins cũng nhấn mạnh rằng các nhà chức trách Mỹ nên hoãn lộ trình các chính sách thuế hiện tại đối với thép và nhôm khi các cuộc đàm phán đang diễn ra. Dưới thời tổng thống Donald Trump, Mỹ đã đặt ra các chính sách thuế nhằm bảo vệ an ninh quốc gia đối với thép và nhôm, đẩy các nước khác vào lựa chọn áp các chính sách thuế trả đũa đối với hàng hóa Mỹ.

Ngành sữa cho rằng Mỹ nên gây áp lực để EU hạ các rào cản ghi nhãn liên quan đến thông tin địa lý cho các loại phô mai phổ biến. Châu Âu không cho phép các công ty ngoài châu Âu sử dụng các tên như Parmesan và Asiago cho các loại phô mai của họ. Các hạn chế về địa lý này trực tiếp gây ra hạn chế nhận diện sản phẩm cho người tiêu dùng, theo Shawna Morris từ Liên đoàn các nhà sản xuất sữa quốc gia và Hội đồng Xuất khẩu Sữa Mỹ.

Theo Reuters
Admin

Những vết nứt sâu trong tiêu dùng của Ấn Độ 

Bài trước

Liệu bước nhảy vọt của Trung Quốc vào nông nghiệp thông minh có đảm bảo được an ninh lương thực không?

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc