Theo nhận định của Sucden Financial, giá cà phê có thể phục hồi trong ngắn hạn do thị trường chịu tác động của thâm hụt cung cầu nhưng giai đoạn giá tăng có thể sẽ không kéo dài lâu.

Nhà môi giới hàng hóa này dự báo sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2017-18 đạt 154,4 triệu bao, giảm từ mức 156,3 triệu bao trong niên vụ trước. Tiêu dùng được dự báo tăng lên 158 triệu bao, dẫn đến thâm hụt 3,6 triệu bao, là yếu tố chính hỗ trợ khả năng tăng giá cà phê. Giá cà phê vốn đã chịu áp lực giảm liên tục trong 12 tháng qua.

Trong khi đó, trạng thái giao dịch ngắn hạn trên thị trường tương lai và quyền chọn cà phê Arabica New York đang tiến tới các mốc cao kỷ lục, dẫn đến rủi ro thị trường nhạy cảm với một đợt tăng giá nhanh, Sucden nhấn mạnh, bổ sung thêm rằng sự yếu đi của đồng USD cũng là yếu tố hỗ trợ giá.

Đồng USD yếu đi so với đồng Real làm tăng giá các hàng hóa xuất khẩu từ Brazil tính bằng đồng USD. Tuy nhiên, Sucden thận trọng nhận định về khả năng giá tăng kéo dài, cho rằng “triển vọng sản xuất bội thu tại Brazil sẽ kìm hãm đà tăng giá”.

Sản xuất cà phê Brazil tăng

Sản lượng cà phê tại nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới giảm nhẹ trong niên vụ 2017-18 xuống còn 50,6 triệu bao do chu kỳ tăng giảm tự nhiên của sản xuất cà phê tại nước này. Nhưng sản lượng cà phê niên vụ 2018-19 được dự báo sẽ tăng mạnh, đạt 60 – 62 triệu bao bất chấp mưa đến muộn. “Sản lượng cà phê tăng sẽ giúp tăng cường dự trữ cà phê tại các kho cà phê của Brazil sau thời gian cạn kiệt do thâm hụt cung – cầu liên tục”.

Tại Việt Nam, nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới, mưa lớn không tác động mạnh tới sản lượng cà phê niên vụ hiện tại, được dự báo đạt 28,1 triệu bao, nhưng có thể sẽ có một số ảnh hưởng tới chất lượng. Đồng thời, nguồn cà phê dự trữ tại Việt Nam có thể sẽ cần phải được bù đắp và xuất khẩu cà phê Việt Nam những tháng cuối năm 2017 dự báo sẽ duy trì ở mức thấp do thiếu cà phê dự trữ”, Sucden phân tích.

Hiện tượng La Nina

Kịch bản nguồn cung có thể trở nên phức tạo hơn với sự nổi lên của La Nina, vốn đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà khí tượng thủy văn. Các nhà khí tượng tại Mỹ dự báo 65 – 75% khả năng La Nina sẽ tiếp diễn trong suốt mùa đông. Mặc dù mối quan hệ giữa La Nina và cà phê không mạnh như các hàng hóa khác, Sucden cảnh báo rằng “diễn biến bão tại Việt Nam có thể tác động mạnh tới sản xuất cà phê Robusta trong thời gian tới”.

Hình thái thời tiết La Nina thường gắn với lượng mưa lớn tại các nước Đông Nam Á và được các nhà đầu tư trên các thị trường nông sản, như dầu cọ, theo dõi sát sao.

Tăng trưởng nhanh nhu cầu tại Trung Quốc

Trong bối cảnh bất ổn về nguồn cung, tăng trưởng nhanh nhu cầu được dự báo tiếp tục diễn ra tại các thị trường mới và mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc – thị trường có tăng trưởng nhu cầu 45% trong 3 năm qua. Sucden dự báo thị trường cà phê Robusta sẽ thiếu hụt cung nghiêm trọng do tiêu dùng cà phê tại Trung Quốc có xu hướng ưa chuộng loại cà phê Robusta”.

Tại các thị trường đã bão hòa như Mỹ và EU, tăng trưởng nhu cầu yếu, tăng trưởng tiêu dùng nhìn chung chậm lại, còn 1,3% trong năm 2017 – 18.

Sucden kết luẩn rằng thị trường cà phê toàn cầu niên vụ 2017 – 18 sẽ thâm hụt 3,6 triệu bao, châm ngòi cho một đợt tăng giá ngắn, mặc dù các nhà phân tích tại Commerzbank hoài nghi hơn về dự báo này. Ngân hàng này dự báo thị trường đang có tâm lý giá giảm mạnh hơn.

Theo Agrimoney
Admin

Đường thô tăng khi sản lượng đường Ấn Độ giảm, kìm hãm kỳ vọng xuất khẩu

Bài trước

Giá cà phê tăng nhanh, mạnh buộc các nhà giao dịch phải tìm kiếm các kế hoạch phòng ngừa rủi ro thay thế

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao