Một nhóm nông dân tại tỉnh Sơn Đông đang kiện cơ quan quản lý môi trường địa phương, tìm cách thuyết phục chính phủ mở cuộc điều tra về nước thủy lợi bị ô nhiễm tại khu vực này, dẫn đến nông sản bị đầu độc hồi năm ngoái.
11 nông dân nhập cư đã ký tên vào đơn kiện và cùng nhau tập hợp tại tòa án thành phố thủ phủ Tế Nam để yêu cầu một lệnh của tòa án yêu cầu cơ quan quản lý môi trường điều tra lại về các hành vi gây ô nhiễm của các doanh nghiệp địa phương và công bố thông tin trước công chúng. Tòa án cấp quận trước đó đã tuyên án có lợi cho cơ quan quản lý môi trường địa phương sau khi các nhà chức trách lập luận rằng học không xác định được thủ phạm chính sau khi điều tra. Nhưng nhóm nông dân cho rằng cơ quan chức năng đã không công bố thông tin trước công chúng theo luật và cho rằng cơ quan chức năng đã lơ là chức năng nhiệm vụ.
Nhóm nông dân này tới tỉnh Sơn Đông để trồng lúa từ năm 2015 và thuê đất từ một công ty địa phương. Toàn bộ hoạt động sản xuất của họ đã bị hủy hoại hồi tháng 5 – 6/2016, theo bằng chứng tại tòa trong đợt sơ thẩm hồi tháng 12/2016. Nông dân có các mẫu lúa được cơ quan môi trường kiểm tra. Theo cơ quan này, nước thải xả ra từ các nhà máy công nghiệp vào hệ thống thủy lợi đã gây ra thiệt hại mùa màng, theo bằng chứng tại tòa cho thấy.
Nhóm nông dân này chuyển hồ sơ sang Cơ quan Bảo vệ Môi trường cấp tỉnh tại Sơn Đông, hy vọng cơ quan cấp cao hơn sẽ tiến hành điều tra và đưa các nhà máy này vào khuôn khổ môi trường. Nhưng cơ quan này từ chối công bố thông tin trước công chúng hay có bất cứ động thái nào dựa trên kết quả điều tra trước. Và nhóm nông dân cuối cùng đã kiện cơ quan này lên tòa án cấp quân tại thành phố Tế Nam, cáo buộc cơ quan nhà nước đã không hoàn thành đúng và lơ là chức năng nhiệm vụ.
Số lượng cá nhân, tổ chức tại Trung Quốc kết tội các nhà sản xuất gây ô nhiễm và các cơ quan chức năng về môi trường về ô nhiễm không khí và nước ngày càng tăng trong những năm gần đây. Nhưng rất ít đạt được thành công trong cung cấp bằng chứng giữa ô nhiễm và thiệt hại liên quan đến các hóa đơn y tế, mùa màng thất thu và sinh kế. Đó là do rất khó tiếp cận dữ liệu xả thải từ các công ty và cơ quan quản lý môi trường địa phương. Ngoài ra, nhiều bác sỹ hoặc chuyên gia cũng không muốn cung cấp bằng chứng.
Feng Jun, một nông dân nuôi cá tại tỉnh Hồ Bắc, đã kiện các cơ quan quản lý môi trường địa phương vì vô trách nhiệm, sau khi 2 con gái của ông được chuẩn đoán bị ung thư bạch cầu và một người đã chết vào năm 2006, nhưng bác sỹ từ chối cung cấp bằng chứng hoặc xuất hiện tại tòa, bất chấp đã từng kết luận rằng ô nhiễm nước có thể dẫn đến bệnh ung thư của hai con gái ông Feng Jun.
Gần đây, một nông dân trồng lúa tại tỉnh Hồ Nam đã thua trong vụ kiện thứ 2 mà ông khởi kiện chống lại một nhà tái chế rác thải kim loại địa phương, với cáo buộc nhà máy này đã xả nước thải chứa cadmium ra cánh đồng lúa của ông mà không qua xử lý. Tang Donghua, người nông dân trồng lúa này, đã yêu cầu Hunan Chuangda Vanadium Tungsten Co., Ltd. bồi thường 14.000 USD cho sản xuất thất bát gây ra bởi mức cadmium cao được phát hiện trên các cánh đồng và các vùng đất xung quanh.
Tuy nhiên, ông Tang đã bị bác đơn kiện trong lần thưa kiện đầu tiên vào đầu năm 2015 do tòa án kết luận ông không cung cấp đủ bằng chứng. Trong lần thưa kiện thứ hai vào tháng 12/2016, mặc dù tòa án thừa nhận các bằng chứng về kiểm tra mức cadmium trên các cánh đồng của ông Tang nhưng không công nhận sự liên hệ giữa hoạt động xả thải của các nhà máy với tình trạng ô nhiễm đất trên đồng ruộng của ông Tang.
Ông Tang vẫn đang cân nhắc việc đi thưa kiện lần 3. Việc phát hiện gạo chứa cadmium trên diện rộng tại Quảng Đông là một trong những tiếng chuông cảnh báo, khiến nỗi sợ hãi của công chúng trước tình trạng thực phẩm bị nhiễm kim loại nặng trong đất nông nghiệp tại Trung Quốc trong những năm gần đây ngày càng nghiêm trọng.
Theo Caixin
Bình luận