FAO vừa nâng dự báo thương mại gạo toàn cầu năm 2017 thêm 750.000 tấn trong báo cáo thị trường gạo tháng 10, so với dự báo đưa ra lần trước vào tháng 7. Điều chỉnh này chủ yếu phản ánh tốc độ mua tăng của nhiều nước châu Phi, đặc biệt là Nigeria, Benin và Senegal. Các đơn đặt hàng đều dặn từ cả khu vực công và tư nhân của Bangladesh khiến FAO điều chỉnh tăng ước tính nhập khẩu gạo của nước này.

Tuy nhiên, triển vọng thương mại gạo châu Á phần nào giảm sút do Indonesia được dự báo giảm nhập khẩu, cùng với khả năng một số đợt giao hàng gạo sang Philippines sẽ chuyển sang năm 2018.

Về phía cung, Trung Quốc đại lục, Ấn Độ, Myanmar và Thái Lan đều được điều chỉnh tăng dự báo so với báo cáo hồi tháng 7. Ngược lại, FAO điều chỉnh giảm dự báo xuất khẩu đối với Úc, Lào, và Pakistan, dựa trên tốc độ xuất hàng hiện nay.

Với các thay đổi trên, thương mại gạo toàn cầu được dự báo đạt 45 triệu tấn trong năm 2017, tăng 8,5% so với năm 2016 và phục hồi hoàn toàn sau đợt giảm sút mạnh hồi năm ngoái. Thương mại gạo toàn cầu tăng chủ yếu nhờ nhu cầu cao tại châu Á, với một số nước châu Á tăng mạnh nhập khẩu để kìm chế giá gạo nội địa và bù đắp suy giảm nguồn cung gạo nội địa. Nhu cầu nội địa cao và giá chào bán hấp dẫn cũng được cho là sẽ khuyến khích các nước châu Phi đẩy mạnh giao dịch. Lượng gạo giao dịch tại các khu vực khác duy trì tương đương năm 2016.

Về phía xuất khẩu, nguồn cung khả dụng xuất khẩu dồi dào đã châm ngòi cho cạnh tranh mạnh giữa các nhà cung cấp gạo hàng đầu thế giới là Ấn Độ và Thái Lan, cùng với sự trở lại thị trường xuất khẩu mạnh mẽ của Trung Quốc đại lục và Myanmar. Xuất khẩu từ các nước này tăng, cùng với Campuchia, Mỹ, Uruguay và Việt Nam, đang gây thiệt hại cho xuất khẩu của Argentina, Brazil và Pakistan. Các hạn chế xuất khẩu cũng được cho là rào cản lớn nhất cho hoạt động xuất khẩu gạo của Ai CẬp.

Dựa vào các ước tính hiện nay cho hoạt động sản xuất năm 2017 tại Bắc bán cầu và các dự báo sớm cho năm 2018 của Nam bán cầu, FAO dự báo xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2018 chỉ tăng nhẹ 1% lên 45,4%. Động lực tăng chính là hoạt động mua của các nước châu Á. Dù vậy, nguồn cung lúa gạo nội địa nhìn chung vẫn đảm bảo và các nước tiếp tục theo đuổi chính sách tự cung tự cấp nên nhập khẩu gạo của châu Á vẫn sẽ thấp hơn mức cao đạt được hồi năm 2015. Trong khi đó, nhu cầu tại châu Âu và châu Phi được dự báo tăng; ngược lại, nhu cầu lại Mỹ Latin và Caribbean giảm do sản xuất bội thu và giá quốc tế cao.

Trong số các nhà cung cấp, Argentina, Ấn Độ, Thái Lan, Mỹ và Uruguay đều có nguồn cung khả dụng xuất khẩu suy giảm trong năm 2018. Ngược lại, nguồn cung khả dụng xuất khẩu năm 2018 được dự báo tăng tại Úc, Brazil, Campuchia, Trung Quốc đại lục, Guyana, Pakistan, Paraguay và đặc biệt là Việt Nam.

Theo FAO
Admin

Thái Lan có thể bắt tay với Việt Nam để kiểm soát thương mại gạo?

Bài trước

Ấn Độ có thể đạt xuất khẩu gạo cao kỷ lục và chiếm gần 1/2 thương mại gạo toàn cầu năm 2021

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc