Nuôi trồng thủy sản từ lâu đã được công nhận là nguồn protein ẩm thực hiệu quả nhất với hệ thống chuyển đổi thức ăn (FCRs) ưu việt hơn nhiều so với vật nuôi trên cạn khác, và thủy sản nuôi luôn đắt hơn trong khâu bán lẻ tới người tiêu dùng.
Trước đây, hàng loạt các yếu tố góp phần khiến giá thủy sản nuôi đắt hơn, nhưng 2 yếu tố quan trọng nhất – giá thức ăn và chi phí sinh học – có khả năng thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn trong toàn chuỗi giá trị thủy sản nuôi, theo nhận định của ông Gorjan Nikolik, nhà phân tích cấp cao tại Rabobank International.
Theo ông Nikolik, khuynh hướng suy giảm dài hạn sản xuất bột cá, dù bị ngắt quãng trong năm 2017, đã đẩy sản lượng bột cá toàn cầu giảm xuống dưới 2 triệu tấn, chỉ bằng 1/3 so với 20 năm trước. Tuy nhiên, sự khan hiếm bột cá và dầu có dẫn tới “sự nảy nở của đổi mới”, đặc biệt là trong 2 – 3 năm qua, do các công ty tìm các nguồn thay thế các nguyên liệu thức ăn giàu omega-3, với một số sáng kiến đặc biệt thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư cả trong và ngoài lĩnh vực thủy sản.
Vận động phát triển sản phẩm thức ăn thủy sản khiến phần lớn các tác nhân ngành quan tâm nhất là dầu tảo biển. Nằm ở đáy chuỗi thức ăn hữu cơ với khả năng nhân rộng cao, “lượng tiền lớn đổ vào công nghệ này đang diễn ra”, bất chấp giá sản phẩm vẫn đang rất cao, ông Nikolik phân tích.
Một lĩnh vực khá tương tự với dầu tảo biển là protein từ vi khuẩn, và lĩnh vực này cũng thu hút rất nhiều nhà đầu tư, trong khi thức ăn từ công trùng cũng đang được coi là giải pháp có triển vọng nhưng hiện đang thiếu nhà đầu tư.
May mắn cho chuỗi cung ứng thủy sản nuôi trồng, sự chấm dứt của hiện tượng El Nino gần đây đã giúp tăng sản lượng bột cá Peru thêm 500.000 tấn, qua đó giúp giảm giá bột cá xuống còn 1.200 USD/tấn. Với mức giá bột cá này, ông Nikolik tin rằng các nhà đầu tư sẽ do dự trong quyết định đưa vào sản xuất quy mô lớn các sản phẩm thay thế bột cá, nhưng nếu giá bột cá tăng trở lại, vượt ngưỡng 1.700 – 1.800 USD/tấn, hoạt động đầu tư các sản phẩm thay thế sẽ mạnh trở lại. “Tôi nghĩ giai đoạn sắp tới là rất quan trọng đối với các nhà sản xuất TACN đưa ra quyết định tiên phong so với phần còn lại của thị trường”.
Đồng thời, ông Nikolik cho rằng tiến bộ kỹ thuật là chìa khóa để giải quyết các thách thức sinh học của nuôi trồng thủy sản và cho biết những bước tiến đáng kể trong vài năm qua để vượt qua một số rủi ro gắn với nuôi trồng thủy sản trong môi trường mở.
Các thiết kế trang trại nuôi kiểu mới được phát triển tại các ngành nuôi như nuôi tôm, đang chuyển sang mức độ thâm cạnh sản xuất và an toàn sinh học cao hơn; trong khi đó, các nhà sản xuất cá hồi đang tìm cách cô lập các trại nuôi khỏi môi trường biển thông qua hoạt động nuôi trên đất liền, công nghệ ngăn chặn tạp chất và nuôi trồng ven biển – trên biển. “Tôi không chắc công nghệ nào trong số này sẽ sống sót và được thương mại hóa nhưng nhận thấy các tiến bộ kỹ thuật trong ngành rất khả quan. Không chỉ về tiến bộ kỹ thuật, chúng tôi cũng nhận thấy sự hợp tác trong ngành đang tăng lên”.
Làn sóng phát triển và tăng trưởng kỹ thuật diễn ra trong ngành nuôi trồng thủy sản đang thu hút rất nhiều người chơi trên toàn cầu, từ ngành nông nghiệp và cả ngoài ngành nông nghiệp. Theo báo cáo của ông Nikolick, hiện có gần 70% các công ty gần đây đang hoạt động ngoài ngành nuôi trồng tôm, cá tham gia vào hoạt động này.
Khi mang ngành nuôi trồng thủy sản xích lại gần các ngành nông nghiệp khác, vận động này có thể hưởng lợi từ chuyển giao công nghệ từ các ngành khác, tiếp cận nguồn vốn tốt hơn, quy mô tốt hơn và quy trình thu mua nguyên liệu thô cũng như marketing và phân phối cũng thuận lợi hơn.
Theo Seafood Source
Bình luận