Xu hướng và dự báo

Chỉ số mới giúp các nhà đầu tư đo lường mức độ đa dạng thực phẩm

Một chỉ số mới, nhằm đo lường tính đa dạng sinh học của thực phẩm trong sản xuất thực phẩm dự kiến sẽ được giới thiệu trong năm 2018, đem đến cho các nhà đầu tư một tham chiếu để đánh giá cách các công ty và các chính phủ đang làm để khiến các hệ thống thực phẩm trở nên bền vững hơn trước biến đổi khí hậu. Chỉ số này được nghiên cứu theo một dự án do EU tài trợ.

Đầu tư vào sản xuất thực phẩm như giống lúa mỳ hạt cứng Ethiopia chịu hạn tốt hoặc loại ngũ cốc gốc Andean chịu sương giá tốt có thể giúp các chuỗi cung ứng thực phẩm thích ứng tốt hơn với các cú shock thời tiết, theo nghiên cứu công bố gần đây bởi Biversity International.

Các cộng đồng người tiền nông nghiệp đã sử dụng khoảng 7.000 giống cây trồng có thể ăn được, nhưng hệ thống thực phẩm hiện đại hiện chỉ dựa vào 30 giống cây trồng để nuôi sống miệng ăn toàn cầu, và những cây trồng phổ biến nhất chỉ chiếm 2% số giống được lưu trữ trong các ngân hàng gene.

Phụ thuộc vào một số ít giống thực vật làm tăng rủi ro các cú shock cung như hạn hán, nhiệt độ tăng và các sự kiện thời tiết bất thường ngày càng phổ biến, theo nghiên cứu thực hiện bởi tổ chức nghiên cứu toàn cầu Bioversity International.

Nghiên cứu mới này sẽ thiết lập cơ sở cho Chỉ số đa dạng sinh học nông nghiệp (Agrobiodiversity Index) do Hội đồng châu Âu tài trợ tiến hành, dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm 2018 và sẽ đưa ra bộ tiêu chí vững chắc để đo lường tiến bộ của quá trình đa dạng hóa sinh học nông nghiệp. “Sử dụng đa dạng sinh học có thể được thúc đẩy bởi các cơ chế thị trường”, theo phát biểu của ông Roberto Ridolfi từ cơ quan Hợp tác và Phát triển Quốc tế của Ủy ban châu Âu.

Cơ chế này sẽ xếp hạng các doanh nghiệp dựa trên nỗ lực thúc đẩy đa dạng sinh học và có thể được các chính phủ sử dụng để đánh giá các các sáng kiến nông nghiệp. Ví dụ, Peru đang xem xét sử dụng chỉ số này để đánh giá chương trình đa dạng hóa sinh học nông nghiệp của nước này.

Nghiên cứu chỉ ra sản xuất thực phẩm toàn cầu phải trở nên đa dạng hơn và bao gồm các loài không được sản xuất rộng rãi hiện nay, là cách chuẩn bị tốt nhằm đối phó với các diến biến khí hậu và dịch bệnh nghiêm trọng.

Canahua, một loại ngũ cốc ít biết đến từ vùng Andes tại Nam Mỹ, có một ngưỡng chịu sương giá cao hơn quinoa thông thường, trong khi chuối To’o từ Papua New Guinea có khả năng chống chịu dịch bệnh tốt hơn so với giống Cavendish thông thường. “Những gì chúng tôi quan sát thấy là rất nhiều cây trồng phổ biến lại khá dễ tổn thương trước khí hậu, dịch bệnh và vật hại”, theo  Ann Tutwiler, tổng giám đốc Bioversity International phát biểu. “Một phần nguyên nhân là do rất nhiều trong số các cây trồng này đến từ cơ sở gene hạn hẹp”

Đa dạng hóa có thể giúp chống lại tình trạng suy dinh dưỡng trên toàn cầu thông qua mang đến các nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao nhưng ít được biết đến trở nên phổ biến hơn. Ví dụ, chuối To’o có hàm lượng vitamin A cao hơn nhiều so với loại chuối được trồng phổ biến.

Theo Reuters
Admin

Văn bản chính sách số 1 của Trung Quốc năm 2019 tập trung vào tăng trưởng kinh tế chậm lại và những biến đổi sâu sắc trong môi trường quốc tế

Bài trước

Ấn Độ chuẩn bị cho lượng mưa cao hơn mức trung bình, nhiệt độ tăng vào tháng 10

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc