Thực phẩm và Đồ uống

Việt Nam nỗ lực tăng sức cạnh tranh cho xuất khẩu nông sản sang Mỹ

0

Việt Nam có tiềm năng lớn để tăng xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Mỹ, đặc biệt khi chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm được cải thiện. Năm 2023, Mỹ là thị trường lớn thứ 2 của nông, lâm, thủy sản Việt Nam, chiếm 20,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Theo Cơ quan Ngoại thương thuộc Bộ Công Thương, số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ cho thấy, trong 10 tháng đầu năm 2023, Mỹ nhập khẩu 1,43 triệu tấn cao su. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ xuất sang Mỹ 20.370 tấn, trị giá 28,99 triệu USD, đứng thứ 13 trong số các nhà cung cấp cao su sang thị trường này và chỉ chiếm 1,42% tổng lượng cao su nhập khẩu của Mỹ. Tại thị trường Mỹ, cao su Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều thị trường trong đó có Indonesia và Thái Lan với thị phần tại Mỹ lần lượt đạt 25,13% và 14,28%. Trong khi đó, năm 2023, có tới 88,7% tổng lượng hạt điều nhập khẩu vào Mỹ là từ Việt Nam. Trong số các nước xuất khẩu thủy sản sang Mỹ 10 tháng năm ngoái, Việt Nam là nước có mức tăng mạnh nhất về lượng và tăng cao thứ 2 về giá trị. Đáng chú ý, nhập khẩu tôm, cá tra, cá ngừ từ Việt Nam của Mỹ tăng trưởng tích cực. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Việt Nam hiện là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ 6 cho Mỹ, sau Canada, Chile, Ấn Độ, Indonesia và Ecuador. Về xu hướng tiêu dùng cá tra năm 2024, Mỹ sẽ không chỉ tập trung vào cá phi lê đông lạnh – sản phẩm chủ lực của Việt Nam mà còn tăng dần tiêu dùng cá tra chế biến và các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như bong bóng, chả cá tra. Điều này đòi hỏi ngành thủy sản Việt Nam phải đa dạng hóa sản phẩm, tập trung chế biến sâu để tăng sức cạnh tranh tại thị trường lớn này.

Về các sản phẩm khác, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ Đỗ Ngọc Hùng cho biết, năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu quế từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt khoảng 50 triệu USD, chiếm 35% tổng kim ngạch nhập khẩu quế của Hoa Kỳ. Xuất khẩu bạch đậu khấu của Việt Nam sang Mỹ đạt khoảng 5 triệu USD, chiếm 13%. Quế và bạch đậu khấu không chỉ là loại gia vị phổ biến mà còn được sử dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Các nguyên liệu này cũng có mặt trong các loại đồ uống như trà, cà phê và các chất bổ sung dinh dưỡng khác. Ông Hùng cho biết, người tiêu dùng Mỹ ngày càng quan tâm đến các sản phẩm tăng cường miễn dịch, đặc biệt sau đại dịch Covid-19 nên nhu cầu sử dụng tinh dầu quế, thảo quả tiếp tục tăng cao. Đây là những giá trị quan trọng trong phát triển bền vững và có tiềm năng thúc đẩy xuất khẩu quế, thảo quả của Việt Nam sang thị trường Mỹ, ông Hùng nhấn mạnh. Ông đề nghị các địa phương có kế hoạch đảm bảo vùng nguyên liệu chất lượng cao với việc áp dụng các tiêu chuẩn canh tác hữu cơ để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam so với các sản phẩm tương tự từ các nước khác như Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ. Ông cho rằng các doanh nghiệp chế biến cần đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và tích cực tham gia các hội chợ thương mại quốc tế để quảng bá rộng rãi sản phẩm quế, thảo quả của Việt Nam trên thị trường.

Theo VNS

Admin

Xây dựng nhà hộ gia đình tại Mỹ phục hồi nhưng thuế quan là rào cản

Bài trước

Mỹ nổi lên là nước nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc