0

Thái Lan đang hưởng lợi từ lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và không có lý do hạn chế xuất khẩu gạo do có đủ nguồn cung gạo cho cả xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, theo Bộ trưởng Thương mại Thái Lan phát biểu.

Cuối tháng 7/2023, Ấn Độ ban hành chính sách cấm xuất khẩu phân khúc gạo lớn nhất của nước này, làm giảm mạnh xuất khẩu gạo từ nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới này, kéo theo lo ngại lạm phát gia tăng trên các thị trường thực phẩm toàn cầu. Lệnh cấm của Ấn Độ mang tới cơ hội cho các nhà sản xuất gạo Thái Lan, đặc biệt là trên thị trường châu Phi – thị trường tiêu thụ lượng lớn gạo từ Ấn Độ, theo Bộ trưởng Thương mại Jurin Laksanawisit. “Cùng với lệnh cấm xuất khẩu của Án Độ. Giá gạo thế giới sẽ tăng do lượng giảm, nông dân cso thể bán lúa với giá cao hơn”, ông cho hay. Nhưng giá gạo thế giới biến động cao và chính phủ sẽ phải theo dõi sát sao tình hình.

Thái Lan – nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới – dự báo xuất khẩu hơn 8 triệu tấn gạo trong năm 2023, theo ông Charoen Laothamatas, chủ tịch của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan. Trong 7 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo của Thái Lan đạt 4,8 triệu tấn gạo, với lượng xuất khẩu gạo hàng tháng dao động từ 700.000 – 800.000 tấn. Xuất khẩu gạo năm 2022 của Thái Lan đạt 7,71 triệu tấn. “Thị trường thế giới rất hỗn loạn do tình trạng đầu cơ ở tất cả các thị trường, tác động mạnh tới các nước không có sẵn dự trữ”. Giá gạo xuất khẩu Thái Lan có thể tăng 20% sau lệnh cấm của Ấn Độ, ông Charoen nhận định. Các nhà xuất khẩu lưỡng lự chào giá khi chờ đợi những thông tin rõ ràng hơn và có thể sẽ hạn chế giao hàng một thời gian, theo ông Chookiat Ophaswongse, chủ tịch danh dự của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan. “Hiện chúng tôi lo lắng về các hợp đồng đã ký, có lịch giao hàng trong 1 – 2 tuần tới do giá biến động rất mạnh”, ông cho hay. “nhưng đây chỉ là tình trạng tạm thời cho tới khi có những động thái rõ ràng hơn từ Ấn Độ”. Hai nguồn tin thương mại cho biết một số nhà xuất khẩu gạo Thái Lan và Việt Nam đang đàm phán lại các hợp đồng đã ký, quy mô khoảng 500.000 tấn, dự kiến giao hàng trong tháng 8.

Chính phủ cũng đảm bảo giá gạo nộ địa không tăng quá cao, theo tuyên bố từ Bộ trưởng Jurin, lạm phát dự báo được duy trì ở mức thấp. “Do xuất khẩu gạo vẫn diễn ra bình thường, tiêu dùng nội địa không bị tác động nhưng giá lúa bắt đầu tăng, nên giá gạo sẽ phải được duy trì ở mức hợp lý”, ông Jurin cho biết. Giá lúa tại Thái Lan hiện đang ở mức cao kỷ lục 12.000 baht/tấn, tương đương 344,43 USD/tấn, với sản lượng lúa dự báo giảm 5,6% so với năm 2022 xuống còn 32,35 triệu tấn trong năm 2023.

Những khó khăn của ngành gạo Thái Lan

Ngành gạo Thái Lan đối mặt hàng loạt khó khăn, từ hiện tượng El Nino và cuộc chiến Nga – Ukraine tới lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng thường non-basmati của Ấn Độ thời giang ần đây. Thế giới đang chứng kiến diễn biến tăng đáng báo động trên hàng loạt thị trường thực phẩm. Nhiệt độ cao khốc liệt do hiện tượng El Nino gây ra đang tàn phá các hoạt động nông nghiệp trên toàn cầu, từ Mỹ tới Trung Quốc. Đổ thêm dầu vào lửa là việc Nga rút khỏi thỏa thuận quan trọng giúp khơi thông luồng ngũ cốc từ Ukraine ra thị trường thế giới từ biển Đen. Hơn nữa, trong vài tuần qua đã chứng kiến động thái đáng lo ngại từ Ấn Độ, khi nước này cấm xuất khẩu gạo trắng thường non-basmati – chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới này.

Do gạo là thực phẩm thiết yếu cho gần một nửa dân số thế giới, động thái này – với mục tiêu bàn đầu là để bình ổn giá nội địa và giải quyết cuộc khủng hoảng thực phẩm đang leo thang, làm dấy lên lo ngại về khả năng khả năng tăng 10% giá gạo nội địa Thái Lan.

Ngành gạo Thái Lan chịu tác động của El Nino tới mức nào?

Dựa trên dự báo của Cục Kinh tế Nông nghiệp, tổng diện tích trồng lúa của Thái Lan trong năm 2023 (vụ thu hoạch 2023/24) ước đạt xấp xỉ 10 triệu ha, giảm khoảng 96.000ha, tương đơng 0,96% so với năm 2022; sản lượng lúa ước đạt 25,7 triệu tấn, giảm 871.000 tấn, tương đương 3,27% trong cùng kỳ so sánh.

Giảm diện tích trồng lúa do những thay đổi trong diễn biến thời tiết, dẫn tới lượng mưa giảm và tới trễ hơn năm ngoái. Cơ quan khí tượng thủy văn Thái Lan dự báo tổng lượng mưa trong mùa mưa năm 2023 sẽ thấp hơn năm 2022, và sẽ có những giai đoạn hạn hán, dẫn tới thiếu nước tại các khu vực nông nghiệp, đặc biệt là các khu vực tưới bằng nước mưa ngoài các vùng có hệ thống thủy lợi. Do đó, một số nông dân có thể sẽ không canh tác và một số khu vực thì nông dân sẽ chỉ trồng một vụ lúa. Năng suất lúa cũng được dự báo giảm do hạn chế nguồn cung nước do lượng mưa giảm từ tháng 8 – 10 dưới tác động của hiện tượng El Nino. Giai đoạn khô hạn này tác động tới quá trình nảy mầm và hình thành hạt lúa, dẫn tới giảm sản lượng lúa gạo nói chung.

Ông Chookiat Ophaswongse, chủ tịch danh dự của Hiệp hôi các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, cho biết sản lượng gạo giảm dự báo sẽ tác động lên xuất khẩu gạo, đặc biệt là gạo trắng và gạo đồ - là các phân khúc gạo mà các nước nhập khẩu vẫn có nhu cầu cao. Đồng thời, giảm sản lượng gạo cũng có thể dẫn tới tăng giá, cả giá lúa và giá gạo thành phẩm. Theo ông Chookiat, thông báo cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati gần đây của Ấn Độ có tác động ngay lập thức, dẫn tới giảm nguồn cung gạo trắng trên thị trường cũng như tổng thể toàn bộ thị trường gạo toàn cầu. Nguyên nhân là do ấn Độ - nước chiếm hơn 40% thị phần xuất khẩu gạo 55 triệu tấn trên toàn cầu và là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, hạn chế xuất khẩu gạo. Hệ quả là những người mua trên thị trường phải chuyển sang các nguồn cung khác để nhập khẩu gạo, như Thái Lan, Việt Nam và Pakistan. Tuy nhiên, ông Chookiat nhấn mạnh rằng sau lệnh cấm của Ấn Độ, xuất khẩu gạo Thái Lan cũng có thể gặp một số kho skhawn, đặc biệt liên quan tới giá của các loại gạo khác nhau theo các hợp đồng đã ký vẫn đang bị treo. Các nhà xuất khẩu gạo và các thương nhân nội địa có thể cần treo các hợp đồng đã ký do họ dự báo động thái của Ấn Độ có thể tiếp tục đẩy giá gạo thế giới tăng cao hơn.

Nửa cuối năm thương mại gạo Thái Lan dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng trong ngắn hạn, cả các nhà xuất khẩu gạo và thị trường gạo nội địa có thể phải chào giá một cách thận trọng, theo ông Chookiat.

Liệu Thái Lan có phải lo lắng về khả năng thiếu gạo?

Không cần lo lắng về việc thiếu gạo do Thái Lan có năng lực sản xuất gạo nhiều hơn so với tiêu dùng gạo hàng năm, Nông dân triển khai trồng lúa trong cả mùa mưa và mùa khô, đảm bảo nguồn cung liên tục cho thị trường. Ngoài ra, tình hình giá lúa hiện tại đang ở mức rất cao, đặc biệt là giá lúa gạo trắng, khuyến khích nông dân tiếp tục duy trì sản xuất lúa liên tục. Thái Lan sản xuất khoảng 19 – 20 triệu tấn gạo thành phẩm hàng năm, với tiêu dùng nội địa chiếm khoảng 11 triệu tấn hàng năm, tức là lượng dư thừa cho xuất khẩu lên tới 8 – 9 triệu tấn gạo.

Liệu Thái Lan có cần cấm xuất khẩu một số loại gạo nhất định?

Ông Chookiat cho biết không cần thiết cấm xuất khấu bất cứ loại gạo nào do Thái Lan có đủ thặng dư gạo cho cả tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Hơn nữa, áp lệnh cấm xuất khẩu có thể làm xói mòn niềm tin của khách hàng mua gạo Thái Lan – vốn đã có uy tín lâu dài về gạo chất lượng cao.

Aat Pisanwanich, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thương mại Quốc tế tại đại học Thai Chamber of Commerce, cho biết thêm xu hướng giá gạo trên thịt rường toàn cầu đang tăng do sản lượng gạo giảm tại một số nước sau hạn hán, lũ lụt, cùng với các lệnh cấm xuất khẩu để duy trì giá gạo nội địa cao. Ngoài ra, xung đột giữa Nga và Ukraine cũng góp phần làm giảm xuất khẩu thực phẩm. Theo ông Aat, Thái Lan không gặp vấn đề thiếu gạo nên không cần áp các lệnh xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, có những lo ngại liên quan tới giá bán lẻ tăng trên thị trường nội địa do nhu cầu thế giới tăng. Do đó, chính phủ cần theo dõi và quản lý thận trong giá bán lẻ gạo trên thị trường nội địa để ngăn chặn giá trở nên cao bất thường và gây ra khó khăn cho người tiêu dùng.

Tình hình thương mại gạo toàn cầu hiện thời ra sao và cung – cầu thế nào?

Theo các ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo toàn cầu dự báo đạt 512,4 triệu tấn trong năm 2023 so với mức 513,7 triệu tấn trong năm 2022. Trong khi đó, tiêu dùng gạo toàn cầu dự báo đạt 521,3 triệu tấn trong năm 2023 và 523,9 triệu tấn trong năm 2024, tăng từ mức 518,6 triệu tấn trong năm 2022, với thương mại gạo toàn cầu ước đạt 55,6 triệu tấn trong năm 2023 và 56,3 triệu tấn trong năm 2024, so với mức 56,1 triệu tấn trong năm 2022.

Điều gì gây lo ngại cho ngành gạo Thái Lan liên quan tới các thảm họa tự nhiên và bất ổn chính trị?

Ông Chookiat cho biết ngành gạo Thái Lan vẫn còn một chặng đường phát triển dài, đặc biệt là về các hệ thống canh tác và sản xuất; bao gồm cải thiện giống hiện chỉ cho năng suất thấp, tối ưu sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, cũng như ứng dụng nhiều công nghệ sản xuất để tăng hiệu quả và giảm chi phí, giúp Thái Lan cạnh tranh tốt hơn với các nước đối thủ.

Phát triển các hệ thống thủy lợi phải được đẩy nhanh và hiệu quả hơn trong phân bổ nước cho cả tiêu dùng và các mục tiêu nông nghiệp. Điều này rất quan trọng do tình hình thời tiết biến đổi mạnh trong những năm gần đây, dẫn tới những giai đoạn luân phiên giữa hạn hán và lũ lụt, gây thiệt hại cho mùa màng và giảm chất lượng nông sản. Các hệ thống dữ liệu nông nghiệp cần phải chính xác và đáng tin cậy, cho phép các tác nhân trong ngành sử dụng thông tin cho hoạch định kế hoạch tương lai. Chính phủ phải hỗ trợ và thúc đẩy nghiên cứu, khám phá nông nghiệp. Phân bổ vốn cho ngành noogn nghiệp phải đủ để liên tục phát triển các nhà nghiên cứu mới. Về những lo ngại môi trường, canh tác lúa góp phần rất lớn trong phát thải khí nhà kính, tác động tới khí hậu toàn cầu. Do đó, các biện pháp khẩn cấp phải được đưa ra nhằm giảm nhẹ biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí methane từ các cánh đồng lúa là một vấn đề ngày càng cấp bách. Trong tương lai, các nước nhập khẩu có thể áp các rào cản thương mại dựa trên phát thải khí nhà kính, khiến vấn đề trở nên quan trọng hơn.

Tuy nhiên, ông Chookiat khẳng định gạo vẫn là cây trồng kinh tế quan trọng của nông dân cũng như các tác nhân trong ngành gạo. Các đảng phái chính trị thường sử dụng các chính sách liên quan tới lúa gạo để lấy lòng dân, tập trung vào tăng thu nhập và giá gạo nhưng có thể không phải bao giờ cũng mang tới lợi ích bền  vững cho toàn ngành. Do đó, một lượng lớn ngân sách có những giai đoạn bị mất mát vào các chính sách kém hiệu quả nhưng cơ chế đảm bảo giá lúa và cơ chế đảm bảo thu nhập nông dân, yêu cầu các khoản quỹ lớn hàng năm.

Theo Bangkok Post, Reuters

Admin

Mối đe dọa biến đổi khí hậu không chỉ là cơn bão thoáng qua đối với cà phê Việt Nam

Bài trước

Rabobank: Ngành nuôi trồng thủy sản bước vào nửa cuối năm 2024 với nhu cầu tăng và chi phí bình thường trở lại

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc