Thủy sản

Xuất khẩu mực ống và bạch tuộc sang Nhật Bản là điểm sáng trong những tháng đầu năm

0

Bất chấp xuất khẩu mực ống và bạch tuộc giảm 13% trong 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường Nhật Bản đạt 64 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2022, theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

Xuất khẩu mực ống và bạch tuộc trong giai đoạn nói trên đạt hơn 240 triệu USD, giảm 13% trong cùng kỳ so sánh. Chỉ riêng trong tháng 5, xuất khẩu mực ống và bạch tuộc đạt 52 triệu USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2022. Bất chấp tăng trương âm trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam, so với các mặt hàng xuất khẩu thủy sản chính khác, giá trị xuất khẩu mực ống và bạch tuộc chỉ giảm nhẹ. Tính tới hết tháng 5/2023, Việt Nam đã xuất khẩu các sản phẩm mực ống và bạch tuộc tới 65 thị trường trên toàn cầu.

Top 10 thị trường của mực ống và bạch tuộc Việt Nam bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Hong Kong, Ý, Mỹ, Malaysia, Đài Loan, Tây Ban Nha, và Pháp. Xuất khẩu mực ống và bạch tuộc sang các thị trường tiêu thụ chính đồng loạt giảm 2 con số, với ngoại lệ Nhật Bản. Theo đó, Hàn Quốc là thị trường lớn nhất của xuất khẩu mực ống và bạch tuộc Việt Nam, chiếm 35% thị phần. Trong 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu mực ống và bạch tuộc sang Hàn Quốc đạt 84 triệu USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2022. Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai của xuất khẩu mực ống và bạch tuộc Việt Nam, chiếm 27% thị phần. So với thị trường Hàn Quốc, xuất khẩu mực ống và bạch tuộc Việt Nam sang thị trường Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng tích cực, với giá trị xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2023 đạt 64 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2022.

Sản lượng mực ống và bạch tuộc nội địa của Nhật Bản liên tục giảm, trong khi nhu cầu của nước này cho các sản phẩm ăn liền và tiện lợi có nguyên liệu mực ống và bạch tuộc tăng do lối sống hiện đại và bận rộn của người dân nước này. Đây là yếu tố tác động tích cực lên xuất khẩu mực ống và bạch tuộc của Việt Nam sang Nhật Bản. Cùng với Nhật Bản, xuất khẩu sang các thị trường nhro hơn như Malaysia, Úc, Đài Loan và Philippines cũng ghi nhận các dấu hiệu tích cực, với tăng trưởng 2 con số từ 15 – 75%. Nhìn chung, suy giảm giá trị xuất khẩu một phần do tác động của lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu, qua đó làm giảm nhu cầu tiêu dùng trên các thị trường quốc tế.

Hơn nữa, thẻ vàng về khai thác thủy sản phạm pháp, không báo cáo và không có quy định lên các sản phẩm thủy sản Việt Nam vẫn chưa được dỡ bỏ, trong khi các nhà xuất khẩu mực ống và bạch tuộc liên tục đối mặt với các bất lợi về chi phí nguyên liệu thô và thời thiết bất lợi cho các hoạt động khai thác thủy sản. Thực tế này làm giảm khả năng cạnh tranh nói chung của doanh nghiệp do nhiều nhà xuất khẩu các mặt hàng này phản ánh đơn hàng giảm va fbij buộc phải hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa một số nhà máy. Do đó, họ kỳ vọng rằng hoạt động xuất khẩu sẽ khả quan hơn trong quý 3 so với hai quý đầu năm. Nhưng nguồn nguyên liệu sẽ gặp khó do sản lượng khai thác thủy sản trên các vùng biển thế giới đang giảm, cùng với lệnh cấm khai thác tại một số khu vực bắt đầu có hiệu lực, và mùa mưa dự báo sẽ làm giảm nguồn cung. Các yếu tố này đều đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm này.

Theo VNS

Admin

Xuất khẩu mực, bạch tuộc giảm nhẹ 2% trong quý 1/2024

Bài trước

Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản