Theo văn bản mới công bố, chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu hạ kim ngạch xuất khẩu gạo xuống mức 4 triệu tấn tới năm 2030, từ mức 7,1 triệu tấn trong năm 2022, tương đương giảm 44%. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Thái Lan. Giá trị xuất khẩu gạo sẽ giảm xuống còn 2,62 tỷ USD đến năm 2030, giảm từ mức 3,45 tỷ USD trong năm 2022.
“Mặc dù diện tích trồng lúa của Việt Nam đang giảm do biến đổi khí hậu và một bộ phận nông dân chuyển sang các cây trồng khác và nuôi tôm, chiến lược này có vẻ vẫn quá khốc liệt”, theo một nhà giao dịch gạo tại thành phố Hồ Chí Minh cho hay. Động thái này nhằm “tăng cường xuất khẩu gạo chất lượng cao, đảm bảo an ninh lương thực nội địa, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu”, theo văn bản công bố ngày 26/5.
Nhà giao dịch trên cho biết một bộ phận nông dân trồng lúa tại ĐBSCL đang chuyển một phần diện tích đất của họ sang trồng cây ăn quả, trồng xoài, nho, mít và sầu riêng nhưng phần lớn vẫn phụ thuộc vào canh tác lúa. Xu hướng nuôi tôm diễn ra tại một số khu vực trong vài năm qua do mực nước biển tăng khi chịu tác động của biến đổi khí hậu, làm tăng mạnh độ mặn tại khu vực ĐBSCL. Việt Nam sẽ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo để giảm phụ thuộc vào bất cứ nước nào, theo văn bản này Philippines từ lâu đã là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 45% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm 2022. Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cam kết với tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr tại cuộc họp khu vực tại Indonesia về việc sẵn sàng cung cấp gạo về dài hạn ở mức giá hợp lý cho Philippines.
Đến năm 2025, 60% xuất khẩu gạo Việt Nam dành cho thị trường châu Á; 22% dành cho thị trường châu Phi; 7% sang các thị trường Mỹ; 4% sang thị trường Trung Đông và 3% sang thị trường châu Âu, theo văn bản vạch ra. “Việt Nam sẽ tìm cách thúc đẩy xuất khẩu gạo sang các thị trường có nhu cầu cao đối với ngũ cốc chất lượng cao và các thị trường mà Việt Nam đã có các thỏa thuận thương mại tự do (FTAs)”. Văn bản cũng vạch ra mục tiêu Việt Nam sẽ tìm cách giảm dư lượng các sản phẩm bảo vệ thực vật, bao gồm thuốc trừ sâu trong gạo. Hiệp hội Lương thực việt Nam – tổ chức đại diện cho các nhà chế biến và xuất khẩu gạo việt Nam – không phản hồi trước các yêu cầu bình luận về văn bản nói trên. Chính phủ cho hay Việt Nam sẽ tập trung vào sản xuất gạo chất lượng cao, gạo thơm và gạo nếp, giảm sản xuất gạo chat slwongj thấp xuống còn 15% trong sản lượng gạo năm 2025 và 10% trong sản lượng gạo năm 2030. “Tôi nghi ngờ khả năng các kịch bản trên thành sự thật do sản xuất gạo phụ thuộc vào cung – cầu, không phụ thuộc vào quyết định của chính phủ”, một nhà giao dịch gạo khác tại tỉnh An Giang, thuộc ĐBSCL cho hay.
Xuất khẩu gạo Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2023 tăng tơi s40,7% so với cùng kỳ năm 2022, lên 2,9 triệu tấn, theo dữ liệu hải quan chính phủ. Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã ký quyết định phê duyệt Chiến lược Phát triển Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đến năm 2030. Theo chiến lwcoj này, Việt Nam sẽ tập trung vào các thị trường truyền thống và các thị trường xuất khẩu chính, phát triển các thị trường mới và tiềm năng cũng như các thị trường mà Việt Nam đã ký các thỏa thuận thương mại tự do (FTAs). Chiến lược này cũng đặt mục tiêu tăng thị phần gạo Việt Nam trên các thị trường, đặc biệt là các thị trường phát triển. Việt Nam cũng sẽ gắn thị trường xuất khẩu với hoạt động sản xuất trong nước theo các chuỗi giá trị, đảm bảo chất lượng và an toàn gạo xuất khẩu, tăng sự hiện diện của gạo và các sản phẩm từ gạo việt Nam trong các kênh phân phối trực tiếp vào các thị trường.
Việt Nam cũng đặt mục tiêu xuất khẩu gạo chất lượng cao và các sản phẩm từ gạo, gia tăng giá trị, đảm bảo xuất khẩu bền vững và củng cố uy tín, thương hiệu gạo Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể là gia tăng giá trị, cải thiện giá trị gạo xuất khẩu và giảm lượng xuất khẩu tới năm 2030 xuống khoảng 4 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 2,62 tỷ USD. Tốc đột ăng trưởng xuất khẩu gạo trung bình giảm khoảng 2,4% trong giai đoạn 2023 – 2025 và 3,6% giai đoạn 2026 – 2030. Trong giai đoạn 2023 – 2025, tỷ trọng gạo trắng chất lượng thấp và trung bình không vượt 15%, gạo trắng chất lượng cao chiếm khoảng 20%; gạo thơm, gạo japonica và gạo đặc sản chiếm tổng cộng 40%; gạo nếp chiếm 20%; các sản phẩm giá trị gia tăng từ gạo như gạo có chất dinh dưỡng đặc biệt, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, các sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm từ gạo khác chiếm 5%; và gạo có thương hiệu chiếm 20%. Các con số trên tới năm 2030 tương ứng lần lượt là 10%, 15%, 45%, 20%, 10% và 40%. Khoảng 25% gạo xuất khẩu năm 2030 được kỳ vọng là có thương hiệu gạo Việt Nam.
Theo Reuters, VNS
Bình luận