Gỗ

Thiếu đơn hàng khiến doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam lao đao

0

Ngành gỗ Việt Nam bất ngờ rơi vào giai đoạn suy thoái giữa bối cảnh số lượng đơn hàng giảm mạnh. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2023 giảm tới 28,3% so với cùng kỳ xuống còn 2,88 tỷ USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu các sản phẩm gỗ ước đạt 1,87 tỷ USD, giảm 38,5% trong cùng kỳ so sánh.

Trong tháng 3/2023, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 1,2 tỷ USD, giảm 22,8% so với cùng kỳ năm 2022. Giải thích nguyên nhân giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sụt giảm mạnh, Vifores cho biết người tiêu dùng toàn cầu đang thắt chặt chi tiêu do lạm phát tăng và rủi ro suy thoái kinh tế, dẫn tới thiếu đơn hàng. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có một số đơn hàng cần giao cho tới tháng 6 do các nhà nhập khẩu vẫn còn tồn kho rất lớn, theo ông Đỗ Xuân Lập, chủ tịch Vifores. Vifores chia sẻ rằng xuất khẩu nội thất gỗ sang Mỹ lao dốc mạnh khi chỉ số nhu cầu nhà ở tại Mỹ trong tháng 2 giảm tới 48,1% so với cùng kỳ năm 2022, dẫn tới suy giảm mạnh nhu cầu nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của thị trường này.

Đồng thời, Trung Quốc tiếp tục là đối thủ cạnh tranh chính cho nội thất gỗ Việt Nam trên thị trường Mỹ và việc mở cửa thị trường Trung Quốc chắc chắn sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp gỗ Việt Nam trong năm 2023. Mỹ luôn luôn là một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam và suy giảm xuất khẩu sagn thị trường này trực tiếp tác động tới kết quả xuất khẩu chung, với tăng trưởng dự báo kém khả quan trong nửa đầu năm 2023. Hơn nữa, quy định mới của EU về không nhập khẩu bất cứ sản phẩm hoặc hàng hóa nào có nguồn gốc từ các khu vực bị phá rừng sau ngày 31/12/2020, cũng sẽ là một yếu tố kìm hãm tăng trưởng ngành gỗ. Vifores nhấn mạnh rằng nhiều doanh nghiệp Việt Nam không đặt mục tiêu lợi nhuận và họ chỉ cần có đủ đơn hàng để trả lương cho người lao động và trang trải chi phí vận hành nhà máy.

Trong nửa cuối năm 2023, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ dự báo có những tín hiệu tích cực khi nền kinh tế phục hồi. Ngoài ra, nhu cầu du lịch của du khách dự báo tăng, qua đó dẫn tới nhu cầu thay thế nội thất tại khách sạn và nhà hàng. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp có kế hoạch tìm khách hàng tại các thị trường khác như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc để bù đắp suy giảm từ các thị trường chính.

Theo VOV

Admin

Trung Quốc công bố các biện pháp chính sách nhằm thúc đẩy thương mại trong bối cảnh lo ngại về thuế quan của Trump

Bài trước

Nhập khẩu dừa tươi Việt Nam vào Mỹ tăng vọt hơn 1.100%

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ