Thị trường Trung Quốc ưa chuộng tôm hùm Việt Nam nhưng giá tăng quá nhanh
Từ khi Trung Quốc mở cửa trở lại vào ngày 8/1, xuất khẩu tôm hùm sang thị trường này tăng nhưng giá thu mua loại đặc sản này biến động rất mạnh, đẩy nông dân vào rủi ro mất tiền.
Xã Cẩm Bình tại thành phố Cam Ranh là một trong những vùng nuôi tôm hùm chính tại tỉnh miền trung Khánh Hòa. Hiện có hơn 400 trại nuôi với khoảng 15.000 lồng nuôi tôm hùm, sản lượng tổng cộng 300 tấn hàng năm, chủ yếu là tôm càng xanh. Ông Nguyễn An, chủ tịch UBND xã, cho biết giá tôm càng xanh biến động rất mạnh, có thời điểm rơi xuống ngưỡng giá 640.000 – 670.000 đồng/kg, tương đương 26,98 – 28,24 USD/kg; tuy nhiên, mức giá thông thường dao động trong khoảng 730.000 – 750.000 đồng/kg. Ngày 6/3, ông Nguyễn Văn Hậu, một nông dân nuôi tôm càng xanh tại huyện Bình Ba Đông, cho biết giá tôm càng xanh hiện giảm xuống còn 720.000 đồng/kg. Với mức giá này, nông dân không thể có lợi nhuận do chi phí đầu tư ban đầu và vận hành bao gồm con giống, TACN và nhân lực đều cao. Ông Nguyễn Trọng Bình, giám đốc công ty TNHH Thủy sản Bình Thơm, chuyên thu mua tôm hùm để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cho biết kể từ khi Trung Quốc mở cửa trở lại, xuất khẩu tôm hùm Việt Nam không còn gặp bất cứ vấn đề gì về giấy tờ thủ tục do nước này đang dần nới lỏng các hạn chế liên quan tới xuất khẩu thủy sản.
Tuy nhiên, sức mua trên thị trường này vẫn chưa quay trở lại bình thường do nước này mới mở cửa trở lại sau thời gian kiểm soát dịch kéo dài. Ông bày tỏ hy vọng triển vọng tích cực trong mùa hè năm 2023; khi các hoạt động du lịch phục hồi tốt, dẫn tới tăng tiêu dùng tôm hùm. Để hoạt động nuôi tôm bền vững hơn, ông Nguyễn Trọng chánh, giám đốc Chi cục Thủy sản tại địa phương, cho biết chi cục sẽ hướng dẫn nông dân áp dụng các quy trình nuôi an toàn sinh học, và đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc.
Việt Nam, Trung Quốc tìm cách tăng cường thương mại nông – thủy sản
Một hội nghị xúc tiến thương mại nông – thủy sản giữa Việt Nam và tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc tổ chức ngày 8/3 do Ban điều hành Diễn đàn kết nối nông nghiệp 970 tổ chức.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, phó tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Việt Nam ghi nhận tăng trưởng mạnh nhất về thương mại thủy sản với Trung Quốc trong số các thị trường xuất khẩu chính giai đoạn 2018 – 2022. Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ. Ông Nam cho biết Quảng Tây là địa phương có kim ngạch nhập khẩu thủy sản Việt Nam lớn thứ 3 tại Trung Quốc, sau Quảng Đông và Chiết Giang, chiếm 6% về lượng và 11% về giá trị nhập khẩu thủy sản Việt Nam của Trung Quốc.
Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản lớn nhất cho tỉnh Quảng Tây, chiếm 69% về lượng và 75% về giá trị nhập khẩu. Từ các lợi thế này, ông Nam nhấn mạnh Việt Nam cần thúc đẩy trao đổi thương mại giữa các doanh nghiệp và các địa phương tại Trung Quốc, đẩy nhanh quy trình phê duyệt các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc. Các cơ quan cần cập nhật và cung cấp thông tin cho các nhà xuất khẩu Việt Nam về nhu cầu và các quy định về thị trường và các địa phương của Trung Quốc,
Theo ông Su Wanguang, phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc, công ty đầu tư công nghiệp DongTeng có kế hoạch mua 35.000 tấn sầu riêng, bao gồm 15.000 tấn từ Việt Nam. Ông cho biết thêm hiện daonh nhiệp đang xúc tiến thành lập Trung tâm Giao dịch Thủy sản Việt Nam tại thành phố Chenggang, tỉnh Quảng Tây, kỳ vọng sẽ giúp thuận lợi hóa các hoạt động giao thương trực tiếp giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc.
Bà Trần Thị Bích Ngọc, giám đốc HĐQT cửa khẩu quốc tế Móng Cái, cho biết lượng nông – thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu tăng trưởng 60% trung bình hàng năm. Để thúc đẩy xuất khẩu nông – thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, bà Ngọc cho rằng các doanh nghiệp nên áp dụng tốt công nghệ thông tin và công nghệ số, cùng các sàn giao dịch thương mại điện tử để tăng cường xúc tiến hàng hóa, đồng thời liên tục cải tiến chất lượng hàng hóa xuất khẩu từ khâu nuôi trồng, chế biến, đóng gói và vận chuyển.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan liên quan phía Trung Quốc phối hợp để tổ chức diễn đàn xúc tiến giao thương trực tiếp tại Đông Hưng, Trung Quốc càng sớm càng tốt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước dễ dàng thảo luận cách xây dựng các chuỗi cung ứng phục vụ xuất nhập khẩu nông sản. Ông kêu gọi Ban điều hành Diễn đàn kết nối nông nghiệp 970 caannhawcs thành lập câu lạc bộ doanh nghiệp nông – thủy sản Việt Nam – Trung Quốc để kết nối và chia sẻ thông tin về thị trường nông sản.
Theo VNS
Bình luận