Thực phẩm và Đồ uống

Xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam giảm trong quý 1/2023

0

Theo Bộ NNPTNT, giá trị thương mại nông lâm thủy sản Việt Nam trong quý 1/2023 ước đạt 20,63 tỷ USD, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2022.  Trong đó giá trị xuất khẩu đạt 11,19 tỷ USD, giảm 14,4% trong cùng kỳ so sánh; giá trị nhập khẩu đạt 9,44 tỷ USD, giảm 7,2% trong cùng kỳ so sánh. Ông Nguyễn Văn Việt, cục trưởng Cục Kế hoạch thuộc Bộ NNPTNT cho biết trong buổi họp báo gần đây rằng ngành nông nghiệp trong quý 1/2023 ghi nhận thặng dư thương mại 1,76 tỷ USD, giảm 39,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Xu hướng tăng được ghi nhận về giá trị xuất khẩu nông sản (3,8% lên 5,73 tỷ USD) và chăn nuôi (46,5% lên 115 triệu USD); trong khi xu hướng giảm ghi nhận trong xuất khẩu các sản phẩm lâm nghiệp (28,3% xuống còn 3,11 tỷ USD) và thủy sản (29% xuống còn 1,79 tỷ USD). Suy giảm này chủ yếu xuất phát từ giá hàng hóa xuất khẩu giảm. Đặc biệt, các sản phẩm ghi nhận tăng trưởng giá trị xuất khẩu mạnh bao gồm gạo (30,2%), rau quả (14,2%), sữa và các sản phẩm từ sữa (22,2%).

Trong quý 1/2023, các thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản chính của Việt Nam là châu Á (chiếm thị phần 48,8%), châu Mỹ (20,3%), châu Âu (12,8%), châu Đại dương (1,4%), và châu Phi (1,2%). Đặc biệt, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam với giá trị 2,4 tỷ USD, theo sau là Mỹ (2,04 tỷ USD) và Nhật Bản (936 triệu USD).

Bộ NNPTNT cho biết giá trị xuất khẩu các sản phẩm trong tháng 3 ước đạt 4,66 tỷ USD, tăng 27% so với tháng 2 nhưng giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu nông sản đóng góp 2,42 tỷ USD; các sản phẩm lâm nghiệp đạt 1,29 tỷ USD; thủy sản đạt 729 triệu USD và các sản phẩm chăn nuôi đạt 115 triệu USD. Để thuận lợi hóa thương mại nông lâm thủy sản, Bộ NNPTNT có kế hoạch tập trung tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong các hoạt động thương mại, giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 và các diễn biến trên thị trường nội địa và quốc tế. Bộ NNPTNT sẽ hỗ trợ các nhà xuất khẩu để tối ưu hóa các lợi ích từ các thỏa thuận thương mại, bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) để tăng cường xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản. Bộ cũng đang chuẩn bị tổ chức hội thỏa với các tỉnh miền Bắc về thương mại nông sản với Trung Quốc và tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại tại Anh.

Trong khi đó, “theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP ngành nông lâm thủy sản trong quý 1/2023 ước đạt 2,52% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, tăng trưởng GDP nông nghiệp đạt 2,42%, ngành lâm nghiệp đạt 2,43% và ngành thủy sản đạt 2,68%”, ông Việt cho hay. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng khoảng 1,21% trong cùng kỳ so sánh, chiếm 59,5% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Đối với ngành chăn nuôi, sản xuất chăn nuôi lợn đối mặt với nhiều khó khăn do giá bán lợn hơi duy trì ở mức thấp trong khi chi phí nguyên liệu thô cho chế biến TACN tăng. Sản xuất chăn nuôi gia cầm ổn định trong quý 1. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong quý 1 tăng khoảng 4,69%. Tăng trưởng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp ước đạt 3,66% và ngành thủy sản ước đạt 2,68%.

Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng GTGT khoảng 3% và giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản quý 2/2023 đạt 14 tỷ USD, ông Việt cho hay.

Theo VNS

Admin

Xuất khẩu nông sản ghi dấu ấn trong quý 1/2024

Bài trước

Xuất khẩu nông sản bùng nổ những tháng đầu năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc