0

2 thập kỷ trước, thị trường tôm thế giới có một diện mạo hoàn toàn khác. Trong nhiều thập kỷ, tôm sú được bán với lượng lớn hơn nhiều so với tôm thẻ, với phần lớn nguồn cung tôm sú đến từ khai thác tự nhiên. Cả hai loại tôm đều được tiêu thụ với mức thấp hơn nhiều so với hiện nay nhưng tôm sú được tieu thụ ở mức khoảng 500.000 tấn, cao hơn nhiều so với tôm thẻ.

Sau đó, một sự chuyển dịch chóng vánh diễn ra vào năm 2002, với sự thành công của việc thuần hóa và nuôi tôm thẻ thương phẩm. Các giống tôm thẻ mới mang lại năn suất cao hơn với chi phí sản xuất thấp hơn, và chỉ trong vòng vài năm, doanh số tôm thẻ đã vượt tôm sú tới hàng trăm ngàn tấn. “Trước năm 2002, tôm sú là loại tôm chi phối trên thị trường và cả tôm thẻ - tôm sú được tiêu thụ với mức ổn định trong rất rất nhiều năm, với tổng sản lượng chưa tới 700.000 tấn”, theo ông Robins McIntosh, phó giám đốc điều hành Charoen Pokphand Foods phát biểu tại một phiên thảo luận thuộc National Fisheries Institute Global Seafood Market Conference – diễn ra từ 15 – 19/1 tại Palm Springs, California, Mỹ.

Sự thay đổi này vào năm 2002 và tôm sú bắt đầu tụt sâu lại phía sau. “Chúng tôi đã tạo ra một phiên bản tôm thẻ nuôi thương phẩm mạnh khỏe. Chúng tôi cũng đang trong quá trình tuyển chọn gene để cải thiện chất lượng nuôi. Trong năm 2002, với những giống tôm thẻ mới đã được triển khai nuôi đầu tiên tại Thái Lan, sau đó là Trung Quốc, rồi Việt Nam, Ấn Độ, Philippines và Malaysia – chúng tôi chứng kiến nguồn cung tôm thẻ tăng vọt”, ông McIntosh cho hay. “Tôi gọi đó là cuộc cách mạng trong ngành tôm với sự tham gia mạnh mẽ của công nghệ”. Trong khi đó, tôm sú không được nuôi thương phẩm như cách nuôi tôm thẻ. Loại tôm này vẫn có nguồn cung phụ thuộc chính từ khai thác tự nhiên và các giống tôm sú nuôi thương phẩm thì khó cạnh tranh với tôm thẻ.

Theo ông McIntosh, ngành tôm sú bắt đầu phát triển nuôi tôm sú thương phẩm từ năm 2003 nhưng mất tới 8 năm để phát triển và vẫn chưa đạt năng suất cao như tôm thẻ. Tới ngày nay, đột nhiên tôm sú đang là xu hướng quay trở lại. Theo ông McIntosh, làn sóng tăng sản xuất tôm sú gần đây đến từ một số động lực tiềm năng – nổi bật nhất là vấn đề dịch bệnh nghiêm trọng tại các cơ sở nuôi tôm thẻ. “Nếu tôm thẻ chết, nếu dịch bệnh gây thiệt hại cho nuôi tôm thẻ, nông dân không thể thu hoạch, thì tôm sú là một lựa chọn thay thế”, ông McIntosh cho hay. Các nơi như Việt Nam, Trung Quốc và một số khu vực của Ấn Độ thường đối mặt với dịch bệnh nghiêm trọng trong nuôi tôm thẻ nhưng tôm sú lại không có các vấn đề khó khăn tương tự. “Vì bất cứ nguyên nhân gì, tôm sú có vẻ có sức đề kháng tốt hơn nên khi tôm thẻ nuôi thất bại, nông dân không thể thành công với loại tôm này thì họ có sự lựa chọn khác là chuyển sang tôm sú”, ông McIntosh phát biểu.

Một động lực khác cho nông dân, theo ông McIntosh, là chi phí nuôi tôm sú thấp so với nuôi tôm thẻ. “Tôm sú là một lựa chọn tự nhiên cho nông dân không có vốn bởi chi phí nuôi tôm sú thấp hơn tôm thẻ rất nhiều. Với tôm thẻ, chúng ta cần lót bạt, hệ thống sục khí công suất cao, cơ giới hóa trong hệ thống nuôi tôm tẻ. Do đó với những người có nguồn vốn hạn chế, tôm sú là một lựa chọn dễ dàng hơn nhiều”. Hiện thị trường xuất khaarua tôm sú từ các nước như Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ khó nhỏ, phần lớn tôm sú sản xuất ra được tiêu thụ nội địa.

Chủ tịch kiêm CEO của Sea Port Products là Bill Dresser cho hay công ty ông là một trong những công ty đầu tiên tại Mỹ nhập khẩu tôm sú, từ năm 1982. “Khi chúng tôi đưa tôm sú vào, mọi người nghĩ sẽ không có thị trường bởi lúc đó thị trường là của tôm thẻ”, ông Dresser cho hay. “Và tất cả những gì đã xảy ra trong thập niên 80 và 90 là giai đoạn thị trường tôm sú cất cánh”. Về phía nhập khẩu, ông Dresser cho hay mọi thứ thay đổi ngay khi tôm thẻ được nuôi thương phẩm và giá bắt đầu giảm mạnh, khiến tôm sú không còn cạnh tranh về giá so với tôm thẻ. “Tôm thẻ sinh trưởng nhanh hơn nên giá rẻ hơn. Đó là khi giá bước vào cuộc chơi và chỉ riêng về giá đã khiến tôm thẻ là lựa chọn ưu việt so với tôm sú”.

Tuy nhiên, chênh lệch giá giữa hai loại tôm có thể đang thu hẹp. Nuôi tôm sú đang ngày càng hiệu quả khiến giá tôm sú đang ngày càng có khả năng cạnh tranh hơn. Giá tôm sú vốn thường biến động ít hơn so với giá tôm thẻ và khi hai loại tôm này có chênh giá ít hơn, tôm sú trở thành một lựa chọn tốt hơn cho một số người mua. Hiện chi phí bán buôn tôm sú trung bình cao hơn tôm thẻ 2 USD/lb, và ông Dresser dự báo chênh giá giữa tôm sú và tôm thẻ sẽ ngày càng thu hẹp do hiệu quả nuôi tôm sú tăng lên. “Khi chênh giá giảm đi, thị trường sẽ chứng kiến lượng tiêu thụ tôm sú tăng lên”, ông Dresser cho hay. “Những gì tôi dự báo là chênh giá sẽ giảm xuống chỉ còn 1 USD/lb”.

Ông Dresser dự báo chênh giá giữa hai loại tôm sẽ giảm xuống và tôm sú sẽ bắt đầu được ưa chuộng trở lại. “Giá tôm sú càng giảm và càng chênh giá thấp hơn so với tôm thẻ thì lượng tiêu thụ tôm sú càng tăng do theo ý kiến của tôi thì tôm sú là loại cao cấp hơn tôm thẻ. Nấu tôm sú lên có màu đỏ sáng hơn, ăn ngon hơn, có vị thịt rõ hơn nên nướng lên ngon hơn”, ông Dresser dự báo nếu giá tôm sú tương đương giá tôm thẻ thì thị trường tôm sú sẽ thăng hoa.

Dù vậy, thị trường tôm thẻ vẫn đang chiếm ưu thế do sản lượng lẫn tiêu thụ tôm thẻ đều ở mức cao trên thị trường toàn cầu. “Tôm thẻ chưa thể bị thay thế ngay khi nhu cầu đối với tôm thẻ vẫn đang ở mức cao. Tôm sú thậm chí còn chưa được nuôi tại châu Mỹ nên toàn bộ sản xuất tôm tại Mỹ Latin là tôm thẻ”, ông McIntosh cho hay. “Nếu sản lượng tôm sú châu Á tăng 20% thì sẽ là một thành công lớn”.

Theo Seafood Source

Admin

Ngành tôm Việt Nam đối mặt nhiều khó khăn xuất khẩu trong năm 2023

Bài trước

Giá tôm thẻ Thái Lan tiếp tục tăng trong tuần 44 nhưng vẫn ở mức thấp nhất trên thị trường thế giới

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản