0

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc dự báo bùng nổ sau khi Trung Quốc mở cửa biên giới và dỡ bỏ các chính sách phong tỏa để ngăn đại dịch COVID-19 trong tháng này. Trung Quốc mở cửa biên giới từ ngày 8/1 và hoàn toàn dỡ bỏ các biện pháp ngăn ngừa đại dịch COVID-19. Quyết định này là bước cuối cùng của Trung Quốc trong xóa bỏ chính sách zero-COVID mà nước này đã thi hành trong 3 năm qua. Việc mở cửa thị trường 1,4 tỷ người này dự báo sẽ có tác động lên xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Ông Lê Bá Anh, cục phó Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản thuộc Bộ NNPTNT cho biết bộ đã ký thỏa thuận với Trung Quốc trong hợp tác về kiểm soát an toàn thực phẩm về các sản phẩm thủy sản từ năm 2004. Hai bên duy trì đăng ký danh sách doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Hiện Trung Quốc công nhận 802 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc; trong khi Việt Nam cũng công nhận 780 doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu thủy sản sang Việt Nam. Bất chấp những khó khăn trong xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc năm 2022 vẫn tăng mạnh, với giá trị xuất khẩu tăng gấp đôi. Theo ông Anh, việc Trung Quốc áp dụng chính sách zero-COVID gây ra khó khăn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này, đặc biệt là các mặt hàng giá trị cao như cua, tôm hùm, tôm thẻ và tôm hùm tươi. Do đó, khi Trung Quốc mở cửa thị trường thì sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để tăng mạnh xuất khẩu các sản phẩm này. Bên cạnh đó, khi Trung Quốc mở cả, dịch vụ nhà hàng của nước này cũng sẽ mở cửa và nhu cầu các sản phẩm thủy sản giá trị cao sẽ tăng. Ngoài ra, quy trình phức tạp của Trung Quốc liên quan đến thanh kiểm tra COVID-19 cũng sẽ bị dỡ bỏ, tạo thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.

Bà Lê Hằng, giám đốc truyền thông của Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết trong bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng, Trung Quốc sẽ là điểm đến tiềm năng nhất cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong năm 2023 nhờ nhu cầu bùng nổ, sự gần gũi về địa lý và chi phí logistics giảm, lẫn rủi ro thấp hơn các thị trường khác. “Khi Trung Quốc mở cửa, nhu cầu thủy sản sẽ bùng nổ trong khi các nguồn nguyên liệu thô của Trung Quốc sẽ khó đáp ứng đủ nhu cầu do tác động nặng nền của đại dịch COVID-19”, bà Hằng dự báo. Về các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, bà Hằng cho rằng cá tra sẽ mang lại lợi nhuận tốt hơn tôm do các doanh nghiệp Việt Nam hiện đã có mỗi quan hệ thương mại với các đối tác Trung Quốc. Do đó, cá tra Việt Nam có thể bù đắp thiếu nguồn nguồn cá thịt trắng nhập khẩu từ Nga trong bối cảnh các xung đột chính trị. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Trung Quốc gần đây có xu hướng tăng tiêu thụ cá tra và các loại cá nước ngoại khác ngoài cá rô phi, cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tăng xuất khẩu.

Theo VASEP, giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 12/2022 đạt 785 triệu USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, nhờ tăng trưởng liên tục trong 10 tháng đầu năm 2022, ngành thủy sản chạm mức 11 tỷ USD trong cả năm 2022, tăng gần 24% so với năm 2021. Trong tháng 12/2022, mặc dù xuất khẩu sang phần lớn các thị trường suy giảm, xuất khẩu sang Trung Quốc đại lục và Hong Kong vẫn tăng 17%. Diễn biến này mở ra tín hiệu lạc quan về các thị trường này trong tương lai gần. Trong cả năm 2022, Trung Quốc đại lục và Hong Kong mang về cho ngành thủy sản Việt Nam hơn 1,8 tỷ USD, tăng 59% so với năm 2021.

Xuất khẩu sang các nước ASEAN vẫn duy trì tăng trưởng tích cực 27% trong tháng 12 và thị trường này đóng góp 790 triệu USD vào xuất khẩu thủy sản Việt Nam cả năm 2022. Xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh nhất trong tháng 12, với mức giảm 40%. Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường này trong cả năm 2022 vẫn đạt hơn 2,1 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2021. Xuất khẩu sang EU cũng giảm 32% trong tháng 12, đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2021.

Suy thoái kinh tế toàn cầu và lạm phát cao đang khiến nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản giảm mạnh. Các chuyên gia dự báo xuất khẩu thủy sản trong quý 1/2023 không thể có kết quả tích cực như năm 2022 và thị trường chỉ có thể phục hồi trong nửa cuối năm 2023. Do đó, xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo giảm nhẹ xuống còn hơn 10 tỷ USD trong năm 2023.

Theo VNS

Admin

Báo cáo lần thứ 2 của FAO Globefish năm 2024 – Thị trường tôm: Nhập khẩu toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm vào năm 2023

Bài trước

Kontali: Dự báo sản lượng tôm từ năm 2024 trở đi

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản