0

Cơ quan chịu trách nhiệm thu mua thực phẩm Indonesia Bulog đã thu xếp nhập khẩu 200.000 tấn gạo trong tháng 12/2022 và có thể tiến hành nhập khẩu thêm 300.000 tấn gạo trong những tháng đầu năm 2023 do tồn kho gạo của nước này ở mức thấp, theo một nhà chức trách cho hay. Các nhà chức trách Indonesia đã ủy quyền cho Bulog nhập khẩu 500.000 tấn gạo nhằm đảm bảo dự trữ ở mức 1,2 triệu tấn.

Chính phủ kỳ vọng thu mua ở mức tối đa sản lượng nội địa nhưng vụ thu hoạch mùa chính đã kết thúc. “Chúng tôi đã ký hợp đồng giao 200.000 tấn gạo trong tháng cuối năm và phần còn lại của hạn ngạch nhập khẩu sẽ được mua trước khi mùa thu hoạch vụ tới nếu tồn kho nội địa không đủ”, theo thư ký Bulog Awaludin Iqbal cho hay.

Tính tới ngày 14/12, tồn kho gạo Bulog chỉ còn 448.000 tấn, ông Iqbal cho hay, giảm từ mức 590.000 tấn tính tới ngày 22/11. Cơ quan Thực phẩm Quốc gia cảnh báo tồn kho gạo của Bulog có thể giảm xuống mức nguy hiểm 342.000 tấn vào cuối năm nếu không có nguồn cung mới. Bulog giúp chính phủ bình ổn giá gạo thông qua bán gạo từ kho dự trữ với giá rẻ hơn, ngay cả trong thời điểm giá gạo trên thị trường tăng vọt. Các nhà chức trách Indonesia đang tìm mọi nguồn cung có thể để tích trữ đủ thực phẩm thiết yếu, đảm bảo bình ổn giá trong giai đoạn rủi ro lạm phát cao. Lạm phát của nước này vẫn cao hơn mục tiêu của ngân hàng trung ương trong 6 tháng liên tiếp tính tới tháng 11 giữa bối cảnh giá thực phẩm, gồm gạo, tăng vọt.

Trong khi đó, các vấn đề logistics có thể làm trật bánh hoạt động nhập khẩu gạo của Bulog. Bayu Krisnamurthi, thành viên hội đồng tư vấn của Hiệp hội Chuyên gia Nông nghiệp (Perhepi), cho biết một số khía cạnh kỹ thuật phải đảm bảo để nhập khẩu gạo, bao gồm lượng và thời điểm. “Lên lịch trình nhập khẩu là khía cạnh quan trọng nhất do liên quan tới vận chuyển, bốc dỡ hàng và thời gian tới cảng. Tìm đơn vị vận chuyển vào thời điểm cuối năm trong khi những gián đoạn về logistics vẫn chưa hoàn toàn được khắc phục, có thể sẽ khó khăn”. Ông cho rằng 500.00 tấn gạo là một lượng lớn để vận chuyển bằng tàu – thường có công suất 5.000 – 10.000 tấn. Do đó, hoạt động giao hàng cần phải được lên lịch trình dựa trên lượng hàng được vận chuyển mỗi chuyến.

Theo The Jakarta Post

Admin

Lạm phát tháng 2/2024 của Indonesia tăng vọt do giá gạo, ớt tăng cao

Bài trước

Chính phủ Ấn Độ có thể gia hạn chính sách thuế xuất khẩu gạo đồ vào tháng 3 để chống lạm phát trong nước

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc