Phân bón

Giá phân bón tăng và nhu cầu xuất khẩu tăng giúp các doanh nghiệp tăng lợi nhuận

0

Thị trường xuất khẩu nhiều triển vọng đóng góp tích cực cho lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp phân bón và hóa chất tăng vọt. Giá phân bón cao và nhu cầu xuất khẩu tăng có tác động tích cực lên lơi nhuận của các doanh nghiệp này trong 10 tháng đầu năm 2022.

CTCP Phân bón Hóa chất Cà Mau (DCM) ghi nhận doanh thu thuần quý 3/2022 cao kỷ lục, ở mức 3.300 tỷ đồng (132,8 triệu USD), tăng 82,5% so với cùng kỳ năm 2021. Chi phí hàng bán tăng lên hơn 2.300 tỷ đông, đưa lợi nhuận tổng về kinh doanh và dịch vụ đạt hơn 1.000 tỷ đồng, tăng 73% trong cùng kỳ so sánh. Sau khi trừ các chi phí, DCM báo cáo lợi nhuận sau thuế đạt 731 tỷ đồng, tăng 95% trong cùng kỳ so sánh. Theo công ty, trong quý 3/2022, tiêu dùng tất cả các loại sản phẩm đều tăng 30% so với cùng kỳ năm 2021. Giá phân bón tiếp tục duy trì ở mức cao với giá phân ure đạt 13.781 đồng/kg, tăng 32%, phân NPK đạt 14.045 đồng/kg, tăng 20,4%, góp phần giúp doanh thu bán hàng tăng mạnh. Cùng với đó, thu nhập từ các hoạt động tài chính cũng tăng mạnh nhờ lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá.

Các yếu tố như chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý đều tăng do biến động nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên, nhờ tăng doanh số và giá phân bón, lợi nhuận sau thuê thu nhập doanh nghiệp tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Trong 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của DCM đạt tổng cộng 11.470 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ năm 2021 và lợi nhuận sau thuế đạt 3.270 tỷ đồng, cao gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2021. Với kết quả này, DCM đã vượt 27% mục tiêu doanh thu và 538% kế hoạch lợi nhuận.

Tập đoàn Hóa chất và Phân bón Việt Nam (DPM) ghi nhận doanh thu thuần quý 3/2022 đạt gần 3.890 tỷ đồng, tang 38% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.000 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm 2021. Theo DPM, tăng sản lượng phân bón và giá bán giúp công ty đạt kết quả kinh doanh tích cực trong quý 3 vừa qua. Trong 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu của DPM đạt hơn 14.700 tỷ đồng, tăng hơn 91% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 4.400 tỷ đồng, tăng 201% so với cùng kỳ năm 2021 và vượt 28% so với kế hoạch năm 2022. Năm 2022, do tình hình kinh tế và địa chính trị thế giới không ổn định, giá phân bón biến động khó lường. Trong nước, giá đầu vào nông nghiệp cao và nhưng xkhos khăn trong tiêu dùng có tác động tiêu cực lên sản xuất nôn gnghepj, khiến việc giao dịch phân bón đối mặt với nhiều khó khăn do sức mua yếu. Tuy nhiên, DPM nhanh chóng nắm bắt cơ hội giá phân bón cao để thúc đẩy xuất khẩu sau khi đáp ứng đầy đủ nhu cầu nội địa. Kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt khoảng 155.000 tấn, gấp 3 lần so với kế hoạch cả năm 2022.

Trong quý 3/2022, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) ghi nhận doanh thu gần 3.700 tỷ đồng, tăng 75,5% sov ới cùng kỳ năm 2021. Chi phí hàng bán tăng 40% nên lợi nhuận tổng từ bán hàng tăng 157% lên 1.650 tỷ đồng. Doanh thu tài chính cũng tăng mạnh tới 255% lên 143,6 tỷ đồng; trong khi chi phí cho hoạt động này chỉ là 15 tỷ đồng. Chi phí bán hàng đạt 145 tỷ đồng, và chi phí quản lý đạt gần 34 tỷ đồng, tăng lần lượt 18% và 11,4% trong cùng kỳ so sánh. Do đó, trong quý 3/2022, DGC báo lợi nhuận ròng đạt hơn 1.500 tỷ đồng, tăng 210% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 9 tháng đầu năm 2022, DGC ghi nhận doanh thu 11.300 tỷ đồng, tăng 86%. Lợi nhuận sau thuế đạt 4.900 tỷ đồng, tăng 342% so với cùng kỳ năm 2021. Với kết quả này, DGC đạt 93% mục tiêu doanh thu và 140% mục tiêu lợi nhuận của cả năm.

Triển vọng sáng lạn

Mặc dù giá phân bón trên thị trường nội địa điều chỉnh giảm từ mức cao kỷ lục, nhiều hàng hóa vẫn duy trì ở mức giá cao. Ví dụ, giá bán trung bình các sản phẩm ure trong quý 3/2022 của DAP là 13.800 triệu đồng/tấn, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm 2021. CÁc sản phẩm NPK cũng tăng hơn 20% lên hơn 14 triệu đồng/tấn.

Thị trường xuất khẩu có triển vọng tích cực cũng góp phần giúp tăng mạnh lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp phân bón và hóa chất. Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón đạt gần 1,39 triệu tấn, doanh thu 886 triệu USD, tăng 45% về lượng và 166% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết triển vọng ngành phân bón và hóa chất từ ngay tới cuối năm vẫn tích cực nhờ giá bán cao so với cùng kỳ năm trước, mặc dù tốc độ tăng trưởng giảm. Giá urea nội địa dự báo phục hồi vào cuối năm nhờ nhu cầu phân bón tăng khi bước vào vụ sản xuất lớn nhất năm và giá gạo tăng khuyến khích nông dân tăng sử dụng phân bón. Ngoài ra, giá urea thế giới có dấu hiệu phục hồi do cuộc khủng hoảng khí gas tại châu Âu.

Theo KIS Vietnam Securities Co, thông thường quý 4 sẽ là mùa tiêu thụ phân bón cao nhất. Trong tháng 10, giá phân urea là khoảng 15.000 – 15.800 đồng/kg. KIS Việt Nam dự báo giá bán sẽ tiếp tục tăng và đạt đỉnh ở mức 16.500 – 17.000 đồng/kg giai đoạn vụ đông xuân tháng 11-12.

Theo VNS

Admin

Các nước nhập khẩu phân bón châu Á quay lưng với nhà xuất khẩu chủ chốt Trung Quốc do chính sách hạn chế xuất khẩu

Bài trước

Ngành phân bón có triển vọng tươi sáng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Phân bón